Cần biết: Lịch trình tiêm vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ

Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi, giai đoạn mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, kháng thể nhận từ mẹ trong quá trình mang thai đã suy giảm. Tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe, hoàn thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh cho trẻ.  Vì vậy, cha mẹ cần nắm được lịch trình tiêm vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ để tiêm đầy đủ và đúng lịch. Cha mẹ hãy lưu ý lịch tiêm phòng mà Upharma chia sẻ dưới đây nhé!

1.Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ

1.1. Sự quan trọng của vắc xin cho trẻ

Vắc xin được biết đến là một chế phẩm sinh học, giúp tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi tiêm chủng, cơ thể nhận được kháng nguyên. Sau này, cơ thể gặp phải tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Vắc xin giúp tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể

Trẻ sơ sinh ngay khi vừa chào đời, đã phải đối mặt với virus, vi khuẩn gây bệnh.  Hệ miễn dịch non yếu của trẻ sẽ không đủ khả năng chống lại chúng. Cha mẹ hãy bảo vệ con trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập bằng cách tiêm ngừa vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Ngoài ra, tiêm vắc xin đúng lịch và đủ liều còn giảm rủi ro về tử vong, biến chứng để trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí não.

1.2. Cách duy trì hệ miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch luôn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho trẻ có 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh cần sự cân bằng giữa nhiều yếu tố. Tiêm vắc xin là một trong những cách duy trì hệ miễn dịch mang lại hiệu quả, tồn tại lâu dài. 

Ngoài ra, giúp duy trì miễn dịch cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Chế độ bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: rau củ, đạm, chất béo tốt, probiotic, đối với trẻ sơ sinh cho trẻ bú mẹ thường xuyên,...

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp duy trì miễn dịch cho trẻ

2. Lịch trình tiêm vắc xin và phòng ngừa cho trẻ từ 0 - 24 tháng

2.1. Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chào đời trong 24 giờ đầu tiên, sau đó sẽ được bác sĩ thăm khám và chỉ định tiêm mũi tiêm đầu tiên - vắc xin viêm gan B sơ sinh. 

Trong tháng đầu tiên sau sinh trẻ sơ sinh sẽ được chỉ định tiêm vắc xin lao, tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất. Với những trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe hay chưa được tiêm phòng trong giai đoạn 1 tháng tuổi, sau đó vẫn có thể tiêm cho trẻ. Đối với các trường hợp đã xác định nhiễm khuẩn lao thì việc tiêm này không cần thiết.

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh 

2.2. Các mũi tiêm cho trẻ 1 - 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, khi trẻ sơ sinh tròn 2 tháng tuổi, sẽ được chỉ định tiêm các mũi vắc xin sau:

  • Vắc xin 6 trong 1: bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - Hib - viêm gan B mũi thứ nhất.

  • Tiêu chảy cấp - Rotavirus liều thứ nhất nhất.

  • Vắc xin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh: viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi mũi thứ nhất.

2.3. Các mũi tiêm cho trẻ 3 tháng tuổi

Tháng thứ 3 này, trẻ sẽ được chỉ định tiêm mũi 2 các vắc xin đã tiêm mũi 1 ở tháng thứ 2.

2.4. Các mũi tiêm cho trẻ 4 tháng tuổi

Cũng như tháng thứ 3, tháng thứ 4 này trẻ sẽ tiêm mũi 3 các vắc xin đã tiêm 2 mũi ở tháng thứ 2, 3.

2.5. Các mũi tiêm cho trẻ 6 tháng

  • Vắc xin Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C và Cúm

  • Mũi cúm nhắc lại sau đó 1 tháng và Viêm màng não do não mô cầu tuýp B,C nhắc lại sau đó 2 tháng

2.6.  Các mũi tiêm cho trẻ 9 tháng

Khi trẻ 9 tháng tuổi, đã có rất nhiều thắc mắc từ cha mẹ là cho con tiêm mũi Sởi hay tiêm mũi vắc xin 3 trong 1 ( Sởi – Quai bị – Rubella). Thì câu trả lời của Upharma là cha mẹ nên cho con tiêm mũi sởi đơn thôi. Mũi thứ hai được lặp lại khi bé 15-18 tháng tuổi và mũi thứ 3 có thể thực hiện khi bé đã 4 đến 5 tuổi.

Nếu cha mẹ muốn tiêm mũi 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) thì đợi khi trẻ đủ 12 - 15 tháng thực hiện, mũi tiêm nhắc lại thứ 2 sau khoảng 2-5 tuổi. Ngoài ra, trẻ có thể tiêm mũi vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi thứ nhất.

2.7. Các mũi tiêm cho trẻ 12 tháng

Khi trẻ đủ 12 tháng, trẻ sẽ được chỉ định tiêm các mũi vắc xin:

  • Vắc xin 3 trong 1 mũi thứ nhất phòng ngừa các bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella.

  • Vắc xin Thủy đậu mũi thứ nhất, mũi thứ 2 nhắc lại sau 4 năm.

  • Vắc xin Viêm gan siêu vi A mũi thứ nhất, mũi thứ 2 nhắc lại sau 6 - 12 tháng.

  • Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi thứ hai.

  • Vắc xin Phế cầu khuẩn mũi thứ tư: cách mũi thứ ba tối thiểu 6 tháng.

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Vắc xin 3 trong 1 (Sởi - Quai bị - Rubella)

2.8. Các mũi tiêm cho trẻ 12 - 24 tháng

  • Vắc xin 5in1 hoặc 6in1 để phòng ngừa các bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do Hib mũi thứ 4 khi trẻ tròn 18 tháng

  • Vắc-xin phòng thương hàn: có thể tiêm từ tròn 24 tháng, mũi 2 nhắc lại sau 3 năm.

Tuy nhiên, lịch tiêm vẫn có sự thay đổi tùy thuộc vào loại vắc xin và theo lịch của trung tâm tiêm chủng.

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Vắc xin 5 in 1

3. Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin

3.1. Những trường hợp không nên tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ là điều cần thiết và cần cho trẻ tiêm đúng lịch. Tuy nhiên, để tránh những tai biến sau khi tiêm phòng, trước khi tiêm trẻ sẽ được khám sàng lọc. Việc khám sàng lọc trước tiêm bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường về sức khỏe để có chỉ định hoãn tiêm tạm thời. Những trường hợp có thể hoãn tiêm như:

  • Vùng da cần tiêm bị sưng, mẩn ngứa, mưng mủ.

  • Trẻ đang sốt, nhiệt độ trên 37,5 độ C. Cần tìm ra nguyên nhân trẻ bị sốt, điều trị khỏi hẳn và hết sốt mới cho trẻ tiêm.

  • Trẻ mắc các bệnh: tim, gan, phổi, lao đã nặng cũng không nên tiêm. Sức khỏe các trẻ này đang yếu sẽ không chấp nhận được những phản ứng nhẹ sau tiêm vắc xin.

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Không tiêm vắc xin khi vùng da bị sưng, mẩn ngứa
  • Trẻ suy dinh dưỡng, còi xương nghiêm trọng.

  • Trẻ bị hen suyễn, cơ địa dị ứng, nhạy cảm.

  • Trẻ đang bị tiêu chảy cấp, đi ngoài > 4 lần/ngày

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Không tiêm vắc xin cho trẻ bị hen huyễn

Tùy vào sức khỏe mỗi trẻ, cha mẹ lưu ý để cho trẻ đi tiêm, để tránh những nguy hiểm sau khi tiêm.

3.2. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

  • Sau khi tiêm, trẻ sẽ ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi 30 phút để phát hiện có phản ứng sau tiêm không. Trẻ vẫn tiếp tục được theo dõi trong 12- 24 tiếng sau tiêm: thân nhiệt, kiểm tra vị trí tiêm có sưng, toàn thân có phát ban, mẩn đỏ và nghe nhịp thở của trẻ, trẻ có vui chơi, tỉnh táo.

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

  • Cho trẻ bú mẹ và uống nhiều nước, vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng.

  • Có thể dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt>= 38,5 độ liều dùng theo cân nặng của trẻ.

  • Kiểm tra vùng da tiêm sưng, đau đỏ có thể chườm lạnh. Không chạm, nặn (đối với vết tiêm lao) để tránh nhiễm trùng vết tiêm.

  • Cha mẹ lưu ý theo dõi những bất thường sau tiêm: trẻ quấy khóc không ngừng, lờ đờ, nôn trớ, thở nhanh, da mẩn đỏ,... thì gọi ngay cho cơ sở y tế.

Vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Trên đây là những chia sẻ của Upharma lịch trình tiêm vắc xin và phòng ngừa bệnh cho trẻ, cha mẹ hãy lưu lại nhé! Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho cha mẹ.