Chấm dứt Đau Rát! Giải pháp hiệu quả trị viêm nhiễm âm đạo ngay

Theo thống kê, số lượng ca mắc viêm nhiễm âm đạo chiếm tới 80% tổng số ca bệnh phụ khoa trên đối tượng phụ nữ. Tỷ lệ này rất cao và ngày càng có chiều hướng tăng lên theo từng năm. Bệnh không chỉ gây ra những bất lợi cho việc sinh hoạt đời sống hàng ngày mà còn có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời. Vậy sau đây hãy cùng Upharma tìm hiểu về viêm nhiễm âm đạo nhé!

1. Đại cương bệnh viêm nhiễm âm đạo

1.1. Viêm nhiễm âm đạo là gì?

Viêm nhiễm âm đạo được định nghĩa là tình trạng viêm có nhiễm trùng xảy ra ở niêm mạc âm đạo. Đối tượng bị bệnh không giới hạn ở một khoảng độ tuổi nhất định mà xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ em đến phụ nữ trung niên đã mãn kinh, tuy nhiên thường gặp nhất là ở phụ nữ đang tuổi sinh sản. Với các phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng tuy nhiên một số trường hợp vẫn có thể để lại những biến chứng nặng nề liên quan tử cung và nặng hơn là gây hiếm muộn, vô sinh vì vậy các chị em không nên chủ quan.

Viêm nhiễm âm đạo là tình trạng viêm có nhiễm trùng xảy ra ở niêm mạc âm đạo

1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo

  • Vi khuẩn: Đây là tác nhân phổ biến nhất gây nên viêm âm đạo khi chiếm đến hơn 30% tổng số ca mắc. Sự thay đổi bất thường và quá mức hệ vi khuẩn trong âm đạo tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến sự xâm nhập, ký sinh của nhiều loại vi sinh khác. Nhiều xét nghiệm được thực hiện cho thấy trong trường hợp này, Mycoplasma hominis, Prevotella và 1 số loại vi khuẩn gram âm kỵ khí khác sẽ thay thế và lấn át vi khuẩn bình thường Lactobacillus. Quan hệ tình dục, phụ nữ mãn kinh cũng là những yếu tố chính liên quan đến loại viêm âm đạo này.

  • Trùng roi: Trichomonas vagis được biết đến như là một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo. Loài sinh vật đơn bào này khi xâm nhập vào vùng kín trong quá trình quan hệ tình dục sẽ gây ra hiện tượng tiết dịch màu xanh vàng. Trùng roi cũng gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở đối tượng nam giới.

  • Nhiễm nấm men: Candida albicans khi phát triển quá nhanh trong âm đạo sẽ gây tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh này thì thường ít do lây nhiễm qua đường tình dục. Mà nó thường xảy ra trên những đối tượng mang thai hoặc mắc tiểu đường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo
  • Nguyên nhân khác: Việc vệ sinh vùng kín, thụt rửa âm đạo không đúng cách có thể gây ra kích ứng và nhiễm trùng. Hoặc khi sử dụng chất tẩy rửa mạnh, sản phẩm diệt tinh trùng không phù hợp cũng gây ra tình trạng trên.

2. Dấu hiệu nhận biết

Khi bị viêm nhiễm âm đạo, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Ngứa rát vùng kín: Đây là dấu hiệu gợi ý đầu tiên khi chúng ta bị các vấn đề liên quan đến phụ khoa. Cảm giác này có thể thoáng qua hoặc dữ dội trên tùy từng đối tượng bị bệnh khác nhau. Tuy nhiên tình trạng viêm càng nặng thì các cơn ngứa càng tăng lên thậm chí quanh âm đạo còn xuất hiện các vệt đỏ, mụn nước.

  • Khí hư bất thường: Bình thường dịch của âm đạo tiết ra sẽ không có mùi và có màu trắng trong. Tuy nhiên khi bạn bị viêm âm đạo thì khí hư chuyển thành xanh vàng dạng bã, mùi hôi tanh gây ra nhiều khó chịu.

  • Đau bụng: Nhiễm trùng âm đạo cũng sẽ có biểu hiện đau bụng. Cảm giác này xảy ra liên tục không theo chu kỳ và đau tăng khi bạn đang đến tháng. Hoặc khi quan hệ tình dục, vùng kín khô rát, không được bôi trơn sẽ gây ra đau dữ dội hơn.
  • Đau buốt khi tiểu tiện: Khi gặp hiện tượng viêm nhiễm, chị em khi đi tiểu sẽ thấy buốt và đau vùng kín. Đây là triệu chứng thường thấy trong các bệnh liên quan đến phụ khoa.

Một số dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo
  • Xuất huyết âm đạo bất thường: Bộ phận phụ khoa bị chảy máu khi không trong kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những biểu hiện chúng ta cần quan tâm. Việc nhận ra tình trạng này sớm và kịp thời đi thăm khám sẽ giảm bớt nguy cơ mắc nhiễm khuẩn nặng.

  • Ngoài ra, các dấu hiệu bất thường khác như chóng mặt, buồn nôn, mặt xanh xao tái nhợt cũng gợi ý đến bệnh viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên các biểu hiện này không đặc hiệu và thường chỉ là phụ đi kèm các triệu chứng khác.

3. Các biện pháp điều trị

3.1. Dùng thuốc

Trong những trường hợp viêm chưa lan rộng và chưa gặp nhiều biến chứng nguy hiểm thì việc dùng thuốc điều trị là hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả khá cao.                                                                                

Với nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn thì bác sĩ thường kê kháng sinh như Metronidazole sử dụng đường uống, bôi trực tiếp hoặc đặt âm đạo. Kháng sinh giúp diệt trừ vi trùng một cách nhanh chóng, tuy nhiên việc sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu chúng ta tự ý dùng có thể gây nên tình trạng kháng thuốc và khó khăn trong việc chữa trị tiếp theo. Dạng thuốc đặt thì có công dụng tốt và ngày nay rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu xảy ra kích ứng hay cần quan hệ tình dục thì phải dừng sử dụng ngay.

Metronidazol là kháng sinh thường sử dụng trong điều trị viêm âm đạo

Bên cạnh đó, trong những trường hợp bệnh mà nguyên nhân là trùng roi trichomonas thì cũng sẽ sử dụng kháng sinh. Nhưng cần dùng loại đơn dòng đường uống với thời gian lâu hơn do bệnh hay tái phát nhiều lần nếu xử lý không dứt điểm. Đặc biệt là cần điều trị đồng thời cho cả nam giới vì đường lây chủ yếu là qua quan hệ tình dục. Nếu không diệt trùng roi song song trên nam giới thì nó sẽ tiếp tục lây sang phái nữ trong những lần quan hệ tiếp theo.

Với tác nhân gây viêm là nấm men thì các loại kem chống nấm bôi tại chỗ như miconazole, clotrimazole hoặc miconazole luôn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Và việc sử dụng đồng thời cùng  các thuốc chống nấm đường uống như Fluconazole sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra trong trường hợp phụ nữ mãn kinh thiếu dưỡng chất và mắc viêm nhiễm âm đạo thì có để trị bệnh bằng estrogen dạng kem bôi.  Cách khác là đặt vòng âm đạo cũng sẽ được cân nhắc trong những trường hợp không gặp bất kỳ kích ứng nào để cải thiện việc đau rát này.

Bên cạnh dùng thuốc thì việc vệ sinh vùng kín đúng cách cũng rất quan trọng. Chúng ta cần lựa chọn các sản phẩm với nhiều thành phần an toàn, cách dùng đơn giản mà không gây kích ứng.  Việc vệ sinh cần được thực hiện với tần suất vừa phải, đều đặn và đặc biệt không chà sát quá mạnh trong quá trình lau rửa.

3.2. Thủ thuật ngoại khoa

Phương pháp này áp dụng với những người bệnh mà tổn thương viêm lan rộng hoặc đã sử dụng thuốc nhưng tình trạng không giảm càng ngày càng nặng. Biện pháp này bao gồm đốt điện, đốt laze, áp lạnh, phẫu thuật cắt ống dẫn trứng,... Thủ thuật ngoại khoa sẽ tác động trực tiếp đến vùng viêm, loại bỏ tế bào bị viêm một cách nhanh chóng đồng thời hạn chế hiện tượng tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, các can thiệp này phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa cùng thiết bị y tế hiện đại. Vì thế chi phí của nó cũng sẽ cao hơn nhiều so với dùng thuốc.

Đốt điện, đốt laze để điều trị viêm âm đạo và viêm lộ tuyến

4. Phòng tránh viêm nhiễm âm đạo

Vì đã xác định được các nguyên nhân gây ra bệnh nên việc phòng tránh cũng dễ dàng hơn nhiều, chẳng hạn như sau:

  • Tắm bằng vòi hoa sen và hạn chế tối đa việc tắm bằng bồn đặc biệt là bồn tạo sóng mạnh.

  • Sử dụng đồ lót với chất liệu như cotton do loại vải này thoáng mát, khả năng thấm hút tốt sẽ tránh tạo ra môi trường ẩm thấp qua đó hạn chế sự phát triển cho nấm, vi khuẩn tại vùng kín.

  • Thụt rửa: Việc thụt rửa thường xuyên rất dễ tạo ra các tổn thương đồng thời tiêu diệt hệ vi sinh có lợi tại phụ khoa. Vì vậy hàng ngày chỉ cần vệ sinh bằng cách tắm rửa là có thể làm sạch được vùng kín.

  • Các chị em nên cân nhắc sử dụng sữa tắm, xà phòng với thành phần dịu nhẹ, ít gây kích ứng và xả sạch không để lưu lại tại vùng kín mỗi khi tắm.

  • Khi quan hệ tình dục nên dùng bao cao su để tránh lây nhiễm vi trùng, vi nấm từ người này sang người kia.

Dùng bao cao su giúp tránh lây truyền bệnh về âm đạo

Bài viết trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến với các chị em phụ nữ về bệnh viêm nhiễm âm đạo. Upharma hy vọng các bạn đã biết cách nhận biết và thực hiện các biện pháp điều trị để nhanh chóng đẩy lùi bệnh đồng thời tránh tái phát nhiều lần.