Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ hay còn được gọi là kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Đây chính là khoảng thời gian vô cùng quan trọng. Nó là nền tảng, tạo điều kiện cần thiết để thai nhi có thể phát triển bình thường trong 6 tháng tiếp theo. Vì vậy, dinh dưỡng cho bà bầu trong thời gian này là vấn đề rất cần được chú trọng. Vì nó có thể ảnh hưởng lớn không chỉ đến thai nhi mà còn trực tiếp tới sức khỏe của mẹ. Vậy các bạn đã biết và hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu chưa? Hãy cùng Dược sĩ Upharma tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1. Tầm quan trọng của việc đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

 Trong quá trình phát triển, cụ thể là vào tuần thai thứ 6, hệ thống tuần hoàn, tim cũng như các bộ phận khác như tay, chân của thai nhi đã bắt đầu được tạo thành. Các hệ thống, cơ quan khác điển hình như mắt, mũi, miệng, bộ phận nội tạng,... cũng hình thành và cùng phát triển trong những tháng tiếp theo. Vậy thai nhi để có thể tăng trưởng một cách bình thường thì cần những gì? Câu trả lời là ta cần rất nhiều các yếu tố khác nhau. Nhưng một trong số đó không thể thiếu là năng lượng và chất dinh dưỡng do chính người mẹ nạp vào cơ thể mình. Đây là những yếu tố tiền đề cơ bản. 

       Cung cấp được nguồn dinh dưỡng vừa đủ sẽ mang lại rất nhiều tác động tích cực đến với mẹ và bé. Đầu tiên đối với mẹ bầu, sức khỏe và năng lượng được tăng cường sẽ giúp duy trì trạng thái tinh thần thoải mái. Ngoài ra điều đó còn làm giảm tình trạng ốm nghén và giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh tiêu biểu như thiếu máu, đái tháo đường thai kỳ, chết thai,...Còn với thai nhi, các ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng là hết sức rõ ràng. Nó giúp não bộ phát triển, phòng ngừa các bệnh tật, dị tật biến chứng cũng như có thể cân bằng quá trình tăng trưởng,...

dinh dưỡng cho bà bầu
Cung cấp đủ dinh dưỡng mang lại tác động tốt cho mẹ và bé

 

2. Yếu tố dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

  2.1. Nhóm sinh năng lượng

  • Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của mẹ là từ 1800 đến 2300 calo một ngày. Đây là con số để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai, thiếu hay thừa quá nhiều calo đều ảnh hưởng ít nhiều đến bé.

  • Chất đường bột: Cung cấp nguồn năng lượng chính trong chế độ dinh dưỡng. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu về nhóm chất này của mẹ tăng hơn so với khi chưa có thai cụ thể là mỗi ngày mẹ cần bổ sung từ 297 đến 370g tinh bột để thai nhi tăng triển về mọi mặt.

  • Chất béo: Chất béo tạo ra 20 đến 25% tổng năng lượng và não bộ của thai nhi có thể phát triển tốt phụ thuộc một phần vào các axit béo do chất béo tạo ra. Tuy nhiên mẹ chỉ nên sử dụng các thực phẩm chứa nguồn chất béo lành mạnh và tránh các chất béo xấu.

  • Chất đạm: Nhóm chất rất quan trọng bởi nó chính là thành phần nền tảng của các tế bào thai. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, mỗi ngày mẹ cần cung cấp đủ từ 60-70g đạm và cân đối đạm thực vật với đạm từ động vật từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.

    2.2. Nhóm vitamin và khoáng chất 

Để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và tránh mắc phải các biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các khoáng chất thiết yếu cũng như các vitamin quan trọng.

  • Các vitamin:

- Vitamin B9 (axit folic): Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng axit folic duy trì từ trước khi sinh đến 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm nguy cơ mắc các dị tật khác thường trên thần kinh của trẻ

- Vitamin A: Giúp hệ thống thị giác của thai phát triển, giảm tỷ lệ thai gặp tai biến.

- Vitamin C: Góp phần giúp cơ, xương, khớp của bào thai phát triển đồng thời làm sức đề kháng, phòng ngừa các biểu hiện bệnh cảm cho mẹ bầu.

- Vitamin D: Một trong những loại vitamin quan trong cho sự tăng trưởng của hệ xương và làm tăng hấp thu Canxi cho bé.

dinh dưỡng cho bà bầu
Bổ sung vitamin giúp giảm các dị tật trên thai nhi
  • Các khoáng chất:

- Sắt: Mỗi ngày, nhu cầu Sắt của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là từ 30g đến 40g. Việc cung cấp đủ sắt là rất cần thiết cho sự tăng tạo máu, qua đó các tế bào khác trong cơ thể mới được nuôi dưỡng đầy đủ oxy để và phát triển bình thường. Để bổ sung sắt vào cơ thể, mẹ có thể dùng nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao hoặc sử dụng các viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Canxi: Đây là 1 trong 2 thành phần quan trọng để tạo hệ xương, răng của bé. Ngoài ra canxi cũng giúp ổn định hệ thần kinh và đông máu cho bà bầu

- Iốt: Nếu nhu cầu i-ốt không được đáp ứng đầy đủ, thai nhi không thể tăng trưởng bình thường hoặc sau khi sinh ra trẻ bị chậm phát triển về trí óc. Nguy hiểm hơn thế là nguy cơ sảy thai, sinh non,...bị tăng cao.

3. Nhóm thực phẩm cần có trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Các thực phẩm sau đây đã được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các mẹ bầu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Rau xanh và hoa quả: Rau xanh sẫm màu như súp lơ xanh, bắp cải, cải xoong,...mang lại lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và cung cấp cả sắt nguyên tố. Không những thế, nhiều hợp chất ngăn ngừa oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại hoa quả và rau xanh, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật,...

  • Thịt: Cung cấp rất nhiều protein và sắt. Đặc biệt ở các loại thịt đỏ hàm lượng sắt mang lại rất lớn. Ngoài ra, các axit amin có vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào, chúng có mặt ở các loại thịt chín kỹ. 

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Để bé có thể phát triển một cách toàn diện về cả cân nặng, chiều cao, các hệ cơ quan trong cơ thể thì mẹ cần sử dụng một lượng sữa phù hợp. Do trong sữa chứa nhiều thành phần, có thể kể đến như protein, vitamin D, Canxi, chất béo cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác.

  • Các loại họ đậu: Đậu bắp, đậu đũa, đậu cove,... là nguồn thực phẩm phổ biến mang lại nhiều loại protein, folate và chất xơ.

  • Ngũ cốc và các loại hạt: Cung cấp lượng lớn năng lượng và chất đường bột, đồng thời còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin, kẽm, sắt,...

4. Một số thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

  • Thực phẩm chứa chất kích thích như cafein: Nếu mẹ bầu sử dụng lượng lớn cafein sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn sau này cho thai nhi điển hình là thấp lùn.

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các thực phẩm chiên rán, chứa nhiều chất béo xấu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ như tiền sản giật, sinh non và có thể khiến trẻ không thể tăng trưởng bình thường.

    dinh dưỡng cho bà bầu
    Thực phẩm chiến rán gây tăng nguy cơ sinh non
  • Thực phẩm cay nóng: Nếu ăn thực phẩm quá cay hay quá nóng sẽ khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản do axit được bài tiết nhiều hơn bình thường. Biểu hiện sẽ là buồn nôn và ợ chua nghiêm trọng vào buổi sáng.

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Trong quá trình chế biến, nếu thực phẩm chưa được sơ chế hoặc nấu chín cẩn thận sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có hại. Và chúng chính là nguyên nhân gây ra đau bụng, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu,...

  • Các thực phẩm chứa quá nhiều vitamin A: có thể kể đến như gan động vật với lượng vitamin A nhiều quá mức so với nhu cầu của mẹ. Vì thế nếu ăn gan với lượng lớn và trong nhiều ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như dị tật, sinh non hoặc sảy thai.

  • Những thực phẩm khác cần lưu ý: đu đủ xanh, đào, cá chứa nhiều thủy ngân, khoai tây mọc mầm, rau củ muối chua, rau bồ ngót, hạt vừng,...

5. Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Nhịn ăn khi ốm nghén: trong khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ nhất, các mẹ rất hay gặp tình trạng ốm nghén, mệt mỏi vì vậy một số người nghĩ rằng nếu không ăn sẽ giảm được tình trạng này. Điều này thực sự rất sai lầm và sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề: tình trạng nôn mửa không giảm mà còn trở lên nặng hơn và đặc biệt thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng vì thế không thể phát triển bình thường.

  • Ăn quá nhiều: Nếu các mẹ ăn quá mức, bồi bổ quá nhiều sẽ khiến cân nặng của mẹ tăng quá cao dẫn đến các bệnh lý khác như tiểu đường thai kỳ, máu nhiễm mỡ,...

    dinh dưỡng cho bà bầu
    Bồi bổ quá nhiều dễ gây tiểu đường, mỡ máu ở bà bầu
  • Kiêng quá nhiều thứ theo dân gian: Cần chọn lọc thông tin, các lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng và ăn uống một cách hợp lý với liều lượng và tần suất vừa phải.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Trong khoảng thời gian này, các mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu đồng thời cũng cần tránh những nhóm chất gây hại cho cơ thể và thai nhi. Và cuối cùng Upharma xin chúc các mẹ và bé luôn có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái nhất!