Ho gà: Nguyên nhân, biến chứng và hướng điều trị

Ho gà thường sẽ lây khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc thông qua đường hô hấp. Bệnh này vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả để tránh biến chứng sau này. Hãy cùng nhà thuốc Upharma gợi ý cho bạn một số phương pháp điều trị bệnh qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân chính gây nên bệnh ho gà

Ho gà là bệnh lý với tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng. Nguyên nhân chính gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Bordetella Pertussis tác động. Những vi khuẩn này có kích thước khá nhỏ, có hai đầu và không di chuyển. Theo nguyên cứu, vi khuẩn sẽ tự chết sau khoảng 1 tiếng nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với nhiệt độ khá cao. Bệnh thường xuất hiện ở mọi độ tuổi và đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh thường lây thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh.

Vi khuẩn Bordetella Pertussis

2. Ho gà bao lâu mới khỏi?

Thông thường, người bệnh sẽ dần dần xuất hiện những dấu hiệu chỉ trong 4 - 7 ngày. Tuy nhiên, một số ít người bệnh sẽ không có triệu chứng và rất khó để phân biệt. Bệnh sau 3 - 6 tuần mới khỏi tùy thuộc vào mức độ và độ tuổi của người bệnh. Mặc dù vậy, nếu bạn điều trị đúng cách thì bệnh sẽ dần thuyên giảm hơn. 

Việc phục hồi sau khi bị ho gà khá lâu và tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt thì tình trạng sẽ dần thuyên giảm nếu chữa trị đúng cách. Người lớn khi bị mắc bệnh hãy chủ động cách ly với các thành viên khác trong gia đình. Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ cần chăm sóc bé đúng cách và đi khám bác sĩ để được hỗ trợ chữa trị càng sớm càng tốt.

Bé cần được chăm sóc đúng cách

3. Biến chứng vô cùng “nguy hiểm” của ho gà

3.1. Viêm phổi

Một trong những biến chứng khá nghiêm trọng khi mắc bệnh ho gà là viêm phổi. Tình trạng này thường sẽ xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em. Hầu hết các biến chứng này điều xuất hiện khi người bệnh không được chăm sóc đúng cách hoặc quá muộn. Ba mẹ quan sát bé có một số dấu hiệu như khó thở, sốt cao, hay quấy khóc thì hãy đưa con đi khám bác sĩ.

3.2. Bệnh não

Ho gà lâu ngày không khỏi sẽ tác động đến hệ thần kinh và não bộ. Bệnh lâu ngày không khỏi có thể bị bệnh về não như viêm não, phù não hoặc xuất huyết não,... Nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường như môi tím tái, sốt cao co giật thì nên đưa đến bệnh viện chữa trị ngay.

3.3. Suy hô hấp

Bệnh suy hô hấp được xem là biến chứng nguy hiểm của người bị bệnh lâu ngày không thuyên giảm. Một vài dấu hiệu dễ dàng nhận biết như cân nặng tăng bất thường, phù mặt hoặc chân tay,...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà

3.4. Một số biến chứng khác

Bên cạnh một số biến chứng kể trên, bệnh còn để lại nhiều hậu quả khôn lường. Chẳng hạn như bị chậm phát triển về trí tuệ, thắt thoát vị, tê liệt, động kinh,... Vì vậy, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời tránh những hệ lụy không mong muốn. 

4. Ho gà liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Hầu hết bệnh ở người lớn không gây nguy hiểm. Thông thường người bệnh sẽ dần thuyên giảm nếu được chữa trị sớm và khoa học tại nhà. Tuy nhiên, bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ nhỏ. Bởi vì bé có sức đề kháng còn rất yếu hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa dẫn đến tình trạng diễn biến xấu hơn. 

Chính vì thế, ba mẹ cần đưa trẻ nhỏ đi khám định kỳ để phát hiện và chữa trị sớm hơn. Theo thống kê của Bộ Y Tế, khoảng hơn 90% trẻ bị ho gà do chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa đúng lịch. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đưa con đi tiêm phòng càng sớm càng tốt để tránh hậu quả nguy hiểm sau này.

Bé cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt

5. Cách chữa trị hiệu quả ho gà tại nhà

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp: Khi bị bệnh, bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài việc ăn bổ sung những thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, bạn nên chế biến thức ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp. Đối với trẻ em, ba mẹ hãy chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để trẻ dễ tiêu hóa hơn. 

  • Sử dụng thuốc điều trị: Người bệnh không nên tự ý uống thuốc đặc trị nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Khi uống thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn. 

  • Vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ: Khi bị bệnh, bạn cần cách ly để tránh tình trạng lây nhiễm. Chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là miệng và mũi.

    Vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày 

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa: Việc tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ là cách hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh. Hơn thế nữa, điều này sẽ giúp bệnh dễ dàng điều trị và không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Bạn hãy thường xuyên vệ sinh khu vực sống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ mỗi ngày.

  • Đi khám bác sĩ định kỳ: Điều này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị kịp thời. Đặc biệt đối với trẻ em, mẹ nên đưa trẻ nhỏ đi khám bác sĩ thường xuyên hơn. 

    Cho bé đi khám bác sĩ định kỳ
  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch. Đối với người lớn, thực đơn mỗi ngày hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế ốm vặt hơn. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thực phẩm có cồn hoặc chất kích thích vì nó sẽ gây hại đến sức khỏe.

Có thể thấy, ho gà là một trong những bệnh có khả năng lây lan khá nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ để điều trị kịp thời. Đối với người lớn khi mắc bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn chữa trị. Hy vọng những thông tin mà dược sĩ Upharma gợi ý trên đây sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu cách phòng ngừa hiệu quả nhất.