Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi
Sởi lây lan nhanh chóng, dễ tạo thành dịch. Trong đó, trẻ 0 - 12 tuổi được xem là đối tượng đặc biệt nguy hiểm. Vì thế, dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi là điều mà bố mẹ cần biết để xử lý nhanh chóng. Bởi đây là giai đoạn con còn quá non nớt, dễ mắc bệnh và dễ biến chứng hơn so với những đối tượng khác. Hãy cùng Upharma khám phá biểu hiện sởi ở trẻ em theo từng giai đoạn qua bài viết sau đây.
1. Thực trạng bệnh sởi tại Việt Nam hiện tại
Hiện nay, thực trạng bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp, lan rộng nhanh chóng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, bộ Y Tế đã ghi nhận có 42 ca mắc bệnh sởi và nghi sởi ở 13 tỉnh, thành phố.
Vào khoảng thời gian này, WHO cũng đưa ra cảnh báo số ca bệnh ngày càng gia tăng, nguy cơ bùng phát ở nhiều nước rất cao. Trên thực tế, từ đầu năm trở đi, số người bị sởi bắt đầu tăng. Cụ thể là có khoảng 60 người sốt phát ban nghi sởi. Quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Hóc Môn là những khu vực có nhiều người bị nhất.
Theo số liệu tính đến ngày 28/7/2024 từ Viện Pasteur TPHCM, toàn khu vực có 1.147 người sốt nghi mắc bệnh sởi. Trong đó, trường hợp dương tính lên tới 481 ca. So với cùng kỳ của năm 2023, số ca nghi ngờ bị sởi của năm nay đã tăng lên gấp 5,5 lần.
Còn theo số liệu tính tới ngày 4/8/2024 của các bệnh viện nằm ở TPHCM, đã ghi nhận 262 ca dương tính trên tổng 505 ca sốt nghi mắc bệnh sởi. Và hầu hết đối tượng bị sởi chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ ca bệnh chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin rất cao. Vì thế, phụ huynh có trẻ nhỏ cần chú ý theo dõi trẻ. Nếu thấy có biểu hiện sởi ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

2. Nhận biết dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi tại từng giai đoạn
Do hệ miễn dịch kém, cơ thể còn yếu nên trẻ 0 – 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh sởi cao. Nhất là khi chưa tiêm chủng vắc xin. Bên cạnh đó, trẻ bị bệnh cũng diễn biến nhanh, dễ gây ra biến chứng nguy hiểm khi không can thiệp kịp thời. Thậm chí là tử vong. Bố mẹ cần nắm rõ biểu hiện của sởi ở trẻ em để có thể phát hiện nhanh chóng, điều trị hiệu quả.

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà trẻ bị sởi có triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Khi bị nhiễm virus sởi, virus gây bệnh, trẻ sẽ ủ bệnh khoảng 10 – 14 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi. Nhiều trường hợp còn bỏ bú, biếng ăn, không còn linh hoạt như trước.
2.2. Giai đoạn khởi phát
Bệnh sởi sẽ khởi phát sau 10 – 14 ủ bệnh trong cơ thể trẻ. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 4 ngày với biểu hiện sau:
-
Sốt cao.
-
Viêm thanh quản cấp, viêm long đường hô hấp trên.
-
Hạch bạch huyết sưng lên.
-
Sổ mũi, thậm chí trẻ còn bị nghẹt mũi.
-
Mắt có gỉ, xuất hiện tia đỏ, viêm kết mạc và mí mắt sưng nề.
-
Nổi ban xuất hiện ở trong miệng.
-
Đôi khi trẻ còn gặp phải tình trạng bị tiêu chảy, tiêu hóa bị rối loạn, xuất hiện ho khan, viêm phế quản.
2.3. Giai đoạn phát ban
Sau khi đã khởi phát, trẻ sẽ bước vào giai đoạn phát ban trong thời gian 2 – 5 ngày. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi ở giai đoạn này gồm có:
-
Trẻ sốt cao trong 3 – 4 ngày liền.
-
Các mụn đỏ mọc từ sau tai, gáy rồi lan dần ra toàn thân. Khi sờ thì thấy hơi nổi gờ. Phát ban này có thể mọc thành đốm hoặc dính thành chùm với nhau.
-
Khi phát ban ra toàn thân, triệu chứng sốt của trẻ cũng sẽ giảm dần.
2.4. Giai đoạn phục hồi
Trẻ bước vào giai đoạn phục hồi sẽ hết sốt, các vết ban sẽ nhạt dần và lặn hết theo thứ tự xuất hiện. Với trường hợp trẻ vẫn sốt trong khi các vết ban đã biến mất thì mẹ nên cho bé tới bệnh viện ngay. Bởi lúc này, trẻ bị sởi đang diễn biến nguy hiểm.
3. Phải làm gì khi con có các dấu hiệu trên?
Khi thấy biểu hiện của sởi ở trẻ em, ngoài đến bệnh viện, bố mẹ nên làm điều sau để điều trị hiệu quả:
-
Bổ sung nước đầy đủ cho con.
-
Cách ly trẻ với những người xung quanh để hạn chế lây lan và tái phát lại.
-
Vệ sinh cho trẻ thường xuyên để bệnh không tiến triển nặng.
-
Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ cho trẻ, nhất là vitamin A.
-
Vệ sinh phòng ốc mỗi ngày để đảm bảo trẻ có không gian sống sạch sẽ và thoáng đãng.
-
Nếu bé đã bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

4. Hướng dẫn phòng tránh đặc biệt cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi bị sởi thường do virus sởi và virus gây bệnh gây ra. Trong khi đó, virus này có khả năng lây truyền rất cao. Vì thế, để phòng ngừa bệnh cho trẻ, bố mẹ cần chú ý:
-
Tiêm vắc xin: Đây là phương pháp phòng ngừa sởi tốt và an toàn nhất hiện nay. Trẻ từ 9 tháng tuổi đã có thể tiêm mũi đầu, tới khi 18 tháng tuổi sẽ tiêm mũi thứ 2. Ngoài ra, trẻ tiêm muộn hơn thời gian trên đều không ảnh hưởng, làm giảm miễn dịch của vắc xin.
-
Giữ môi trường sống sạch sẽ: Ngoài phòng ngủ, bố mẹ cần lau dọn các đồ dùng gia đình, khu vực vệ sinh chung.
-
Hạn chế đến nơi đông người: Sởi đang có diễn biến phức tạp nên bố mẹ không nên cho bé tới nơi có nhiều người. Nhất là nơi có ca mắc bệnh sởi.
-
Vệ sinh cho trẻ: Tắm và vệ sinh mũi, họng cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, các phụ huynh nhớ rửa tay cho bé bằng xà phòng sát khuẩn sau khi chơi, ăn…
Trên đây là các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ cần chú ý để phát hiện, can thiệp kịp thời. Nếu thấy trẻ có diễn biến bất thường, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám, điều trị phù hợp. Đừng quên ghé thăm trang Upharma để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích.