Khám dinh dưỡng cho bé có nên nhịn ăn?

Ngày nay khi nền kinh tế xã hội phát triển, việc khám dinh dưỡng cho bé ngày càng được trú trọng. Các mẹ bỉm sữa bây giờ thường lo rằng chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Vì vậy mà khám dinh dưỡng cho bé ra đời. Hãy cùng Upharma tìm hiểu quy trình khám dinh dưỡng bao gồm những gì và những điều cần lưu ý khi khám dinh dưỡng cho bé ngay dưới bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao phải khám dinh dưỡng cho bé?

Để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Việc khám dinh dưỡng được tìm hiểu quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số lý do làm các mẹ thấy được tầm quan trọng của khám dinh dưỡng cho bé.

1.1. Sự phát triển của bé chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn đầu đời, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự phát triển của con:

  • Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng để nuôi dưỡng não bộ, xương - cơ và các tế bào khác của cơ thể. 

  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp sẽ giúp củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ có hệ miễn dịch khỏe sẽ giống như có một lớp áo giáp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. 

  • Ngoài ra dinh dưỡng còn là chìa khóa cho sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ.

khám dinh dưỡng cho bé
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Vì những điều trên người ta đã nghiên cứu tìm ra tiêu chuẩn dinh dưỡng cho từng độ tuổi. Khám dinh dưỡng cũng ra đời từ đó nhằm theo dõi chế độ ăn của bé có đủ chất có phù hợp với thể trạng của trẻ.

1.2. Giúp phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng

Khám dinh dưỡng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng. 

Việc phát hiện dấu hiệu suy dinh dưỡng sớm giúp ngăn chặn và hỗ trợ điều trị trước khi suy dinh dưỡng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. 

Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối sẽ đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này cần thiết cho sự phát triển của não bộ và có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và phát triển trí tuệ của trẻ.

khám dinh dưỡng cho bé
Khám dinh dưỡng phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng

2. Khám dinh dưỡng gồm những nội dung gì?

Khám dinh dưỡng ở trẻ em bao gồm các đánh giá và theo dõi về chế độ dinh dưỡng, sức khỏe và phát triển của trẻ. Dưới đây là các chỉ số mà các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ thường xuyên kiểm tra.

2.1. Chiều cao và cân nặng

Đầu tiên các chuyên gia sẽ đánh giá sự tăng trưởng bằng chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ. Họ sẽ so sánh các chỉ số của trẻ với các chỉ số phát triển tiêu chuẩn. Điều này giúp xác định xem trẻ đang phát triển bình thường hay có bất thường gì ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao không.

2.2. Chỉ số BMI

Đối với trẻ lớn hơn, chỉ số khối cơ thể BMI có thể được tính để đánh giá mức độ mỡ cơ thể. Chỉ số này cho biết trẻ đang ốm hay mập so với tiêu chuẩn trung bình.

khám dinh dưỡng cho bé
Chỉ số BMI của bé

2.3. Chế độ dinh dưỡng

Việc đánh giá chế độ dinh dưỡng của trẻ giống như là xem xét đánh giá loại thức ăn, lượng thức ăn trẻ nạp vào hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ kiểm tra xem trẻ có được cung cấp đủ dưỡng chất qua chế độ ăn hay không.

2.4. Lượng vitamin và khoáng chất

Kiểm tra lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể trẻ là một trong các nội dung quan trọng trong việc khám dinh dưỡng cho bé. Các vitamin và khoáng chất thường được trú trọng bao gồm: vitamin D, vitamin C, sắt, canxi…

khám dinh dưỡng cho bé
Vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé

2.5. Một số yếu tố khác

  • Người ta sẽ kiểm tra hoạt động của hệ tiêu hóa của trẻ có tốt hay không để đảm bảo sự hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn.

  • Ngoài ra, việc khám dinh dưỡng còn bao gồm cả việc đánh giá các thói quen ăn uống, thời gian vận động, giấc ngủ. Các yếu tố liên quan đến lối sống hay môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ.

khám dinh dưỡng cho bé
Giấc ngủ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ

Thông qua việc kiểm tra và đánh giá những yếu tố này, chăm sóc y tế có thể xác định cần thiết để hỗ trợ sự phát triển và sức khỏe toàn diện của trẻ em.

3. Có nên cho bé nhịn ăn khi khám dinh dưỡng?

Một câu hỏi mà các mẹ thường đặt ra trước khi cho bé đi khám dinh dưỡng đó là: Có nên cho bé nhịn ăn khi khám dinh dưỡng? Câu trả lời cho câu hỏi trên là KHÔNG. 

khám dinh dưỡng cho bé
Bé không nên nhịn ăn khi khám dinh dưỡng trừ khi do bác sĩ chỉ định

Việc nhịn ăn trước khi khám dinh dưỡng của trẻ chỉ yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể có chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp phải nhịn ăn trước khi khám dinh dưỡng gồm các trường hợp nghi ngờ hoặc bệnh nhân có chuẩn đoán bệnh lý từ trước. Những trường hợp này không chỉ riêng các bé mà bất cứ người bệnh nào cũng được khuyến cáo nhịn ăn:

  • Trẻ được chỉ định làm xét nghiệm công thức máu. Trong trường hợp này thường bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm 8 tiếng.

  • Trường hợp trẻ có chuẩn đoán yêu cầu xét nghiệm lipid (Cholesterol). Bệnh nhân trong trường hợp này thường được khuyến nghị nhịn ăn ít nhất 9-12 giờ. Việc nhịn ăn trước khi đo cholesterol để đảm bảo kết quả chính xác.

  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi đo một số chỉ số chức năng gan như AST, ALT, và bilirubin.

  • Xét nghiệm mỡ máu (triglyceride) cũng yêu cầu người làm xét nghiệm phải nhịn ăn trước. Thường bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 9-12 giờ trước khi đo triglyceride.

4. Lời khuyên cho mẹ khi khám dinh dưỡng cho bé

Trước khi khi khám dinh dưỡng cho bé, có một số điều mẹ cần lưu ý để chuẩn bị cho cuộc hẹn này như sau:

  • Mẹ hãy ghi chép lại chế độ ăn của bé và báo cáo lại cho chuyên gia dinh dưỡng nhé. Mẹ hãy ghi chép chi tiết về thực đơn hàng ngày của bé, bao gồm: loại thức ăn, lượng thức ăn và thời gian ăn. Điều này giúp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có cái nhìn toàn diện về chế độ ăn của bé.

  • Mẹ có thể đưa ra những câu hỏi hoặc lo ngại về chế độ ăn và dinh dưỡng của bé. Điều này giúp mẹ tận dụng tối đa cuộc hẹn và đảm bảo nhận được những thông tin quan trọng. 

khám dinh dưỡng cho bé
Chuẩn bị câu hỏi liên quan đến chế độ ăn của bé
  • Mẹ hãy cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý bé đã và đang gặp phải. Hãy báo cáo lại cả tiền sử bệnh của gia đình cho chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.

  • Mẹ nhớ mang theo sổ theo dõi sức khỏe của bé. Vì trong đó sẽ có ghi chép chi tiết về tình trạng sức khỏe và phát triển của bé theo thời gian.

Việc khám dinh dưỡng cho bé sẽ giúp mẹ nhận được những tư vấn hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn và nắm được tình trạng sức khỏe của con. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra đánh giá chính xác và cung cấp hướng dẫn phù hợp cho chế độ ăn tùy vào thể trạng của từng bạn nhỏ. 

khám dinh dưỡng cho bé
Chế độ ăn của bé

Khám dinh dưỡng cho bé là cần thiết nhưng không bắt buộc. Việc nhịn ăn trước khi khám dinh dưỡng cũng không cần thiết. Mẹ hãy coi việc khám dinh dưỡng cho bé như một buổi khám sức khỏe thông thường. Qua bài viết hy vọng mọi người hiểu rõ hơn về khám dinh dưỡng cho bé. Nếu có thắc mắc nào về việc khám dinh dưỡng cho bé hãy liên hệ nhà thuốc Upharma để được tư vấn thêm nhé.