Khi nào mẹ cần test trầm cảm sau sinh?
Theo thống kê, có đến 25% phụ nữ trong vòng 12 tháng sau sinh mắc chứng trầm cảm. Test trầm cảm sau sinh là điều nên làm nếu mẹ có những dấu hiệu như mệt mỏi, cáu gắt vô cớ hay có những suy nghĩ tiêu cực. Cùng Upharma tìm hiểu khi nào mẹ sau sinh nên test trầm cảm và gợi ý một số bài test trầm cảm mẹ sau sinh có thể tham khảo.
1. Bệnh trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Bệnh trầm cảm sau sinh có thể rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Theo các chuyên gia, trầm cảm sau sinh là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người phụ nữ. Đồng thời, trầm cảm kéo dài cũng ảnh hưởng đến khả năng nuôi dạy con cái và hạnh phúc gia đình.
Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện sau khi sinh, đặc biệt là trong 3 tuần đầu sau sinh. Các triệu chứng có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng, dẫn đến hành vi tự sát. Test trầm cảm sau sinh khi thấy những triệu chứng ban đầu của bệnh sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp khắc phục sớm.
Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh có thể do nhiều yếu tố khác nhau như thay đổi hormone, thay đổi tâm sinh lý hay áp lực từ bên ngoài. Điều quan trọng là phát hiện sớm và tiếp cận điều trị phù hợp để tránh những hậu quả đáng tiếc.
2. Khi nào cần test trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng y khoa nghiêm trọng cần được chú ý và can thiệp kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và tiến hành test trầm cảm sau sinh là bước đầu tiên quan trọng trong việc điều trị và hỗ trợ người mẹ.
2.1. Mẹ sau sinh có triệu chứng suy nhược cơ thể
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn về mặt sinh lý và hormone. Suy nhược cơ thể không chỉ là dấu hiệu của việc phục hồi sau sinh mà còn có thể là biểu hiện của trầm cảm. Các dấu hiệu cảnh báo mẹ sau sinh đang bị suy nhược cơ thể bao gồm:
-
Ít sữa, mất sữa: Tình trạng mất sữa ở mẹ sau sinh thường do không được nghỉ ngơi đầy đủ, hoạt động quá mức, mất ngủ, căng thẳng. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ sau sinh mất sữa, suy nhược cơ thể.
-
Thay đổi về thể chất: Mẹ sau sinh cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng. Ngoài ra, mọi người có thể thấy mẹ sau sinh hay quên, người không có sức, da xanh xao tái nhợt, chân tay lạnh.
-
Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, tóc rụng nhiều: Tình trạng này thường do mẹ sau sinh bị thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng. Dấu hiệu sẽ nhận thấy là mẹ sau sinh bị quầng thâm ở mắt, sắc tố da nhợt nhạt, hoa mắt, tụt huyết áp.
-
Chán ăn, ăn uống khó tiêu hóa: Máu huyết kém lưu thông khiến các cơ quan bên trong cơ thể mẹ sau sinh hoạt động kém. Điều này khiến hệ tiêu hóa và hoạt động hấp thụ thức ăn cũng bị ảnh hưởng.
2.2. Trạng thái luôn mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi có thể là một phần của quá trình phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và không giải thích được, đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
Tình trạng mệt mỏi liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc bản thân và em bé, cũng như sinh hoạt hàng ngày của mẹ sau sinh. Nếu cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, mẹ nên thử thực hiện các bài test trầm cảm sau sinh để nắm rõ tình trạng của bản thân.
2.3. Tâm trạng thường xuyên lo lắng, hoảng hốt
Tình trạng lo lắng và hoảng hốt có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Nguyên dẫn dẫn đến tâm lý này thường là do chị em phải chịu nhiều áp lực từ con cái, gia đình và xã hội. Chăm con không có người giúp đỡ, sức khỏe sau sinh giảm sút hay không được yêu thương cũng là nguyên nhân dễ khiến mẹ sau sinh bị trầm cảm.
2.4. Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ bị gián đoạn là vấn đề phổ biến sau khi sinh của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Rối loạn sức khỏe sẽ bao gồm khó ngủ, thức giấc thường xuyên trong đêm hoặc ngủ li bì, ngủ quá nhiều.
2.5. Có những suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực, tự ti về bản thân có thể là dấu hiệu cảnh báo của trầm cảm sau sinh. Một số mẹ sau sinh bỗng nhiên cảm thấy mình không phải người mẹ tốt, không xứng đáng nhận hạnh phúc hay có những suy nghĩ tiêu cực về sự sống. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm cần có sự can thiệp của gia đình, người thân để giúp mẹ sau sinh cân bằng cảm xúc, giảm bệnh lý về tinh thần.
3. Gợi ý bài test trầm cảm điển hình cho mẹ sau sinh
Việc nhận diện các triệu chứng trên là bước quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của người mẹ sau sinh. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế. Họ có thể cung cấp các bài test trầm cảm sau sinh và hỗ trợ cần thiết nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các bài test trầm cảm cho mẹ sau sinh trên mạng để tham khảo trước khi đi khám bác sĩ chuyên khoa. Một số bài test trầm cảm mẹ sau sinh có thể tham khảo như sau:
-
Bài trắc nghiệm test trầm cảm Beck: Bài test gồm 21 mục có thể giúp bạn đo lường thái độ, triệu chứng của trầm cảm. Bạn cần hồi tưởng lại tinh thần, sức khoẻ của mình và trả lời chân thực để có kết quả bài test chính xác nhất.
-
Thang trầm cảm PHQ-9: Đây là những câu hỏi ngắn gọn dành cho mẹ sau sinh để đánh giá những dấu hiệu trầm cảm. Với 9 câu hỏi, bài test này sẽ giúp mẹ sau sinh đánh giá được phần nào sức khoẻ tinh thần của mình.
-
Thang trầm cảm DASS 21: Đây là bài test trầm cảm được thiết kế với 7 mục riêng giúp người test định hình những cảm xúc tiêu cực, khó chịu một cách rõ ràng nhất. Thang đo này là công cụ hữu ích giúp mẹ sau sinh đánh giá được tình trạng chung về sức khỏe tinh thần của mình.
Bài viết trên là những chia sẻ về vấn đề khi nào nên test trầm cảm sau sinh và gợi ý các loại bài test uy tín bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin dược sĩ Upharma cung cấp trong bài viết này sẽ giúp mẹ sau sinh có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.