Nguyên tắc quan trọng trong dinh dưỡng tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate làm giảm dung nạp đối với glucose, gây tăng đường huyết mãn tính. Theo thống kê những năm gần đây, số bệnh nhân mắc tiểu đường tăng cao với những biến chứng nặng nề. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng tiểu đường hợp lý, khoa học sẽ giúp tình trạng bệnh được kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng. Sau đây, Upharma sẽ chia sẻ cho mọi người những nguyên tắc quan trọng trong dinh dưỡng khi bị bệnh tiểu đường nhé!

1. Nguyên tắc cốt lõi trong chế độ dinh dưỡng tiểu đường

1.1 Ăn đúng giờ, đúng bữa và ăn vừa đủ

  • Khi bị tiểu đường, bạn không nên để quá đói hoặc bỏ bữa. Trong thời điểm quá đói, bạn dễ ăn nhiều, cùng lúc đó nạp quá nhiều đường vào trong cơ thể. 

  • Ngoài 3 bữa chính, có thể ăn thêm 2 bữa phụ vào nửa buổi sáng và nửa buổi chiều.

  • Hàng ngày các bữa ăn nên ăn cùng 1 giờ và cố định lượng thức ăn cần bổ sung, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

    Dinh dưỡng tiểu đường

    Ăn đúng giờ, đúng bữa và ăn vừa đủ

1.2 Lịch trình ăn uống khoa học

Đối với bệnh nhân tiểu đường để đảm bảo dinh dưỡng tiểu đường, nên có thời gian ăn cố định, cụ thể như sau:

  • Bữa sáng: 20-25% tổng năng lượng, ưu tiên các thực phẩm giàu protein, chất xơ, không nên ăn quá nhiều. Đảm bảo bữa sáng của tất cả các ngày đều bổ sung lượng calo như nhau.

  • Bữa trưa: 30-35 % tổng năng lượng, cần cung cấp đủ lượng tinh bột, chất béo để đảm bảo năng lượng cho cả ngày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều để chỉ số đường huyết của cơ thể không tăng lên sau khi ăn.

  • Bữa chiều: 25-30% tổng năng lượng, cần hạn chế tinh bột, chất béo và những thực phẩm khó tiêu. Thay vào đó vào bữa này, nên ăn các loại rau củ và protein.

  • Bữa phụ: 10% tổng năng lượng, có thể ăn vào lúc nửa buổi sáng hoặc nửa buổi chiều. Chúng ta nên ăn các loại trái cây, loại hạt dành cho người tiểu đường.

Lưu ý, thời gian ăn cân bằng và phù hợp với thời gian tiêm insulin, lịch trình ăn uống cố định trong 1 tuần. 

1.3 Uống đủ nước

  • Ngoài chế độ dinh dưỡng tiểu đường để kiểm soát đường huyết, việc cung cấp đủ nước cũng rất quan trọng. Đối với bệnh nhân nam bị tiểu đường cần uống 2 lít nước mỗi ngày và 1,6 lít nước mỗi ngày với bệnh nhân nữ.

  • Bệnh nhân vẫn có thể uống các loại nước từ chanh tươi, các loại trà thảo dược không chứa cafein, sữa không đường. 

  • Nên uống nước lọc vì nó không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

1.4 Chế độ ăn kiêng hợp lý

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, thì bệnh nhân tiểu đường cũng cần lưu ý hạn chế và tránh ăn những nhóm thực phẩm gây tăng đường huyết như:

  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như: Kẹo, mứt, bánh ngọt, nước ngọt và các loại trái cây sấy khô vì loại này có lượng glucid trên 20%.

  • Nên ăn nhạt, tránh ăn mặn, giảm thiểu muối trong bữa ăn hàng ngày. 

  • Không uống các loại nước ngọt, nước trái cây, bia rượu nhiều calo và đường.

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: Mỡ động vật, thịt đỏ, óc, tim, gan, cật, da...), thức ăn chiên, xào, rán, đồ ngọt, bơ, sữa toàn phần,...

  • Cần khám định kỳ để kiểm soát được lượng đường, xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra.

2. Thực phẩm thích hợp cho người tiểu đường

  • Nhóm giàu tinh bột, ngũ cốc: Nhóm chất cung cấp năng lượng cho người bệnh. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cơm hàng ngày, xôi, gạo lứt, khoai lang,...

    dinh dưỡng tiểu đường
    Nhóm giàu tinh bột, ngũ cốc
  • Nhóm chất xơ: Theo các chuyên gia, bổ sung lượng chất xơ tối thiểu 14g/1000kcal/ngày đối với bệnh nhân tiểu đường. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, các loại củ, trái cây giàu vitamin

  • Nhóm giàu đạm: Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,... giàu đạm cần thiết cho cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng tiểu đường và không lo thiếu chất. Nên ăn thịt nạc như ức gà, tránh ăn thịt mỡ hay da.

  • Nhóm chất béo: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên bổ sung các loại chất béo thực vật có trong dầu oliu, dầu đậu nành,...

    dinh dưỡng tiểu đường
    Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên bổ sung các loại chất béo thực vật có trong dầu oliu, dầu đậu nành
  • Đối với những bệnh nhân tiểu đường có nồng độ cholesterol cao cần kiểm soát cả 2 nên bổ sung các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và các loại đậu. Vẫn bổ sung các loại chất béo lành mạnh có trong cá hồi, cá thu, cá mòi,... Bệnh nhân có thể thay cơm trắng bằng gạo lứt,yến mạch,...

  • Bệnh nhân bị tiểu đường không chống chỉ định dùng omega 3. Bổ sung omega 3 rất tốt cho tim mạch và điều chỉnh mỡ máu. Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu cho thấy bổ sung omega 3 có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Tác động lên lượng đường trong máu chỉ xảy ra khi sử dụng liều lượng omega 3 rất cao, cụ thể là 8 gam axit béo omega 3 mỗi ngày trong 8 tuần đã gây tăng 22% lượng đường trong máu.

3. Lưu ý

Ngoài việc chú ý tới lượng thực phẩm hàng ngày, bệnh nhân bị tiểu đường cũng cần rèn luyện thể thao đều đặn. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và sức khỏe của từng cơ thể, những người bị bệnh tiểu đường sẽ có các bài tập phù hợp khác nhau. Chúng ta hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức để giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa tránh nguy cơ mắc bệnh thừa cân béo phì.

dinh dưỡng tiểu đường
Bệnh nhân bị tiểu đường cũng cần rèn luyện thể thao đều đặn

Để đảm bảo dinh dưỡng tiểu đường, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất nêu trên. Upharma hy vọng những chia sẻ trên có thể hữu ích cho các bạn để có thể duy trì được lượng đường ổn định.