Nhân tuyến giáp có mổ được không?

Nhân tuyến giáp là bệnh lý rất phổ biến và đa phần trong số đó là lành tính, nên có thể điều trị hoàn toàn. Vậy, nếu gặp phải bệnh này có mổ được không? Bài viết dưới đây của Upharma sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về bệnh lý này để giúp bạn trả lời được câu hỏi trên.

1. Nhân tuyến giáp là gì?

Nhân tuyến giáp là hiện tượng phát triển không bình thường của các tế bào tuyến giáp. Tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến. Phần lớn là các khối u lành tính và đều được chữa trị an toàn và hiệu quả.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết tiết nằm ở vùng cổ của con người có chức năng quan trọng đối với cơ thể của con người. Tuyến giáp đóng vai trò trong việc thực hiện bài tiết ra hormone đảm bảo sự phát triển bình thường và đồng đều của cơ thể.

Bệnh nhân tuyến giáp là sự phát triển bất bình thường của mô tuyến giáp tạo thành một khối hoặc nhiều nhân bên trong tuyến giáp. Do đó, bệnh làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị được, vì vậy bạn cần chú ý nến các dấu hiệu để đi thăm khám và chữa trị sớm nhất.

Tỷ lệ người bị các bệnh về tuyến giáp ngày càng gia tăng

2. Có những loại nhân tuyến giáp nào?

Một số loại nhân bên trong tuyến giáp thường gặp được thống kê khi thăm khám tại bệnh viện và các cơ sở điều trị khác được liệt kê sau đây:

  • Nhân keo: Là sự phát triển quá mức của các mô tuyến giáp vượt ngưỡng bình thường, thế nhưng nó là nhân keo lành tính. Mỗi ngày nếu không phát hiện và chữa trị sẽ cứ thế phát triển lớn dần và không phát triển vượt quá ra khỏi ngoài bao tuyến giáp.

  • U nang tuyến giáp: Đây là một tổ chức năng có chứa chất dịch hoặc pha lẫn các tổ chức đặc của tuyến giáp. 

  • Các nốt viêm: Đây là kết quả của sự phát triển khi bị viêm nhiễm lâu ngày hình thành lên, bạn có thể phát hiện ra khi thấy đau rát ở cổ hoặc không đau nên khó có thể nhận biết được.

  • Bướu giáp đa nhân: Tuyến giáp cũng sẽ phát triển thành nhiều các nốt nhân, các nốt này hầu hết là lành tính.

  • Cường giáp: Khi tuyến giáp phát triển không bình thường sẽ sản xuất ra hormone nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát của cơ thể và gây ra cường giáp. Bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không may bị mắc phải.

  • Ung thư tuyến giáp: Tỷ lệ này thấp và chiếm khoảng 5% bướu giáp nhân.

Ung thư tuyến giáp

3. Nguyên nhân và triệu chứng nhân tuyến giáp

Người mắc bệnh về nhân và u  tuyến giáp sẽ do nhiều yếu tố và các nguyên nhân khác nhau.

3.1. Những nguyên nhân chủ yếu

  • Do chế độ ăn uống: Nếu bạn ăn uống không đủ hàm lượng iot để duy trì hoạt động và đáp ứng sự ổn định cho tuyến giáp, bạn sẽ gặp vấn đề với tuyến giáp.

  • Do di truyền: Hiện tượng đột biến gen chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu chiếm tỷ lệ cao hình thành lên bệnh liên quan tuyến giáp. Theo thống kê, có đến hơn 70% số người mắc bệnh này là đều có người thân bị mắc các bệnh liên quan như u giáp, bướu cổ…

  • Do độ tuổi và giới tính: Nhiều thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ người mắc bệnh về nhân u tuyến giáp ở phụ nữ cao hơn rất nhiều so với nam giới. Vì phụ nữ thường trải qua những lần thay đổi cơ thể như mang bầu, sinh con, chu ky kinh nguyệt…Và thông thường những người mắc bệnh này sẽ có độ tuổi tầm trung niên và cao niên.

3.2. Những triệu chứng của bệnh nhân tuyến giáp

Để có sự điều trị kịp thời không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh có thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Khi có nhân bên trong, cổ sẽ bị chèn ép vào khí quản, lúc này bạn sẽ thấy khó thở hơn so với bình thường.

  • Giọng nói của bạn thay đổi, sẽ thấy khó nói vì dây thanh quản đang bị tổn thương và chèn ép.

  • Cảm thấy khó nuốt khi ăn uống vì nhân đã chèn ép vào thực quản của bạn.

  • Bạn cũng có thể cảm thấy đau rát và xảy ra tình trạng chảy máu ở cổ.

  • Bạn thấy ở vùng cổ bị vướng víu và sưng lên, bạn có thể dùng tay để kiểm tra và sờ thấy.

4. Nhân tuyến giáp mổ được không?

Phần lớn người bị bệnh tuyến giáp có nhân đều là khối nhân lành tính. Thông qua sự thăm khám, xét nghiệm và tình trạng mức độ của khối nhân để bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có những trường hợp sẽ được chỉ định mổ và những trường hợp không nên mổ.

4.1. Trường hợp nên mổ

Có những khối u tuyến giáp sẽ được bác sĩ khuyên và chỉ định mổ trong một số trường hợp sau đây:

  • Khối nhân bên trong tuyến giáp quá lớn.

  • Nhân u tuyến giáp đã xuất hiện nhiều triệu chứng như đau rát, chảy máu.

  • Các nhân ở tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp.

  • Bướu cổ đa nhân và xuất hiện nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

  • Các nhân u tuyến giáp bị nghi ngờ và chẩn đoán nguy cơ ung thư.

4.2. Trường hợp không nên mổ

Đối với các bệnh nhân mới xuất hiện các dấu hiệu nhẹ và có kích thước nhân lành tính được xét nghiệm và bác sĩ báo lành tính thì không cần phải mổ. Bạn thực hiện theo dõi và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời thăm khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người mắc bệnh về tuyến giáp sẽ điều trị theo phương pháp của bác sĩ

4.3 Chăm sóc người bệnh sau mổ

Sau khi mổ tuyến giáp người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi đầy đủ:

  • Vệ sinh và thay băng vết mổ hàng ngày, luôn giữ vết mổ được khô ráo.

  • Sử dụng đúng thuốc uống và bôi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ngoài đơn được kê.

  • Khi gặp các hiện tượng bất thường như chảy máu, chảy dịch nhiều cần thăm khám và liên hệ ngay cho bác sĩ.

  • Hạn chế các vận động nặng sau khi mổ.

  • Nên ăn uống đủ chất và hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ.

  • Bổ sung vitamin D và canxi sau mổ.

5. Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp ngoài mổ

Phương pháp mổ để điều trị bệnh nhân có u tuyến giáp đều được chỉ định từ bác sĩ. Ngoài phương pháp này ra, bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh theo các phương pháp sau đây:

5.1. Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị bằng cách sử dụng hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong sức khỏe của con người. Với những người mới bị mắc nhân tuyến giáp giai đoạn nhẹ đều có thể sử dụng thuốc bổ sung hormone được kê đơn từ bác sĩ. Việc sử dụng thuốc hormone tuyến giáp sẽ làm sản sinh hormone tạo kích thích cho tuyến giáp. Điều này sẽ ngăn chặn và làm giảm sự phát triển của các mô tuyến giáp.

5.3. Đốt bằng sóng cao tần

Với sự phát triển của công nghệ đã tạo ra một phương pháp điều trị mới cho người bị nhân tuyến giáp mà không cần phải mổ đó là đốt khối nhân bằng sóng cao tần. Sóng cao tần sẽ làm hủy diệt đi các khối nhân bên trong. Dưới sự tác động của dòng điện xoay chiều có tần số rất cao và nằm trong mức sóng âm thanh cho phép để làm cho các khối nhân bé lại. Phương pháp này đã mang lại tỷ lệ thành công rất cao, bệnh nhân có thể thực hiện và ra về ngay trong ngày vô cùng tiện lợi an toàn.

Trên đây là những chia sẻ về các vấn đề liên quan đến bệnh nhân tuyến giáp. Đồng thời cũng trả lời cho câu hỏi nhân u tuyến giáp có được mổ hay không chi tiết và dễ hiểu nhất. Bạn nên thăm khám ngay nếu có những dấu hiệu bất thường ở vùng cổ. Để biết thêm các thông tin mới nhất về bệnh nhân tuyến giáp, hãy liên hệ dược sĩ Upharma để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.