Sỏi thận có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến, hay gặp nhất là nam giới tuổi trung niên. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân hay gặp nhất là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Upharma sẽ giúp bạn tìm hiểu về triệu chứng và cách điều trị bệnh này qua bài viết sau đây.

1. Sỏi thận là bệnh gì?

Sỏi thận là một trong những bệnh về đường tiết niệu phổ biến nhất. Tất cả mọi đối tượng không kể giới tính, độ tuổi đều có khả năng bị mắc bệnh này. Trong đó, đối tượng bệnh nhân phổ biến nhất là nam giới ở độ tuổi trung niên.

sỏi thận
Bệnh sỏi thận

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận

2.1. Uống quá ít nước

Như chúng ta đều biết, 70% cơ thể người là nước, chứng tỏ nước có tầm quan trọng lớn với cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, thì lượng nước tiểu cũng sẽ ít hơn, đậm đặc hơn. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho các chất cặn bã và khoáng chất trong nước tiểu rất dễ lắng cặn, và tạo thành sỏi.

sỏi thận
Uống quá ít nước

2.2. Thường xuyên nhịn tiểu

Tiểu giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài. Do đó, việc nhịn tiểu sẽ làm lắng đọc các chất khoáng trong nước tiểu. Khi lượng canxi lắng đọng và tích tụ đủ lớn, sỏi thận sẽ hình thành.

2.3. Một số bệnh đường tiết niệu

Một số bệnh về đường tiết niệu như u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,...có thể khiến nước tiểu đọng lại trong kẽ, lâu dần sẽ tạo thành sỏi thận. 

2.4. Chế độ, thói quen sinh hoạt

  • Nhịn ăn sáng: Khi nhịn ăn sáng, dịch mật sẽ không được sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Khi đó dịch mật bị tích tụ trong túi mật. Đây cũng là nguyên nhân tạo thành sỏi thận.

  • Thói quen ăn uống không hợp lý:

  • Ăn mặn, ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Người Việt thường có thói quen ăn mặn.

  • Lượng Canxi cung cấp cho cơ thể vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày. Khi đó, Canxi sẽ lắng đọng tại thận và tạo thành sỏi.

sỏi thận
Chế độ ăn mặn gây sỏi thận

3. Sỏi thận có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh sỏi thận

3.1. Sỏi thận có nguy hiểm không?

Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều độc giả. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, bệnh này sẽ ít có khả năng gây nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh kéo dài và không được can thiệp, sỏi thận có thể dẫn đến biến chứng suy thận. 

  • Với sỏi có kích thước nhỏ: Do có kích thước nhỏ nên đa số sỏi này sẽ được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu của người bệnh. Do vậy, đa số bệnh nhân sẽ chưa nhận thấy biểu hiện gì của bệnh sỏi thận.

  • Với sỏi có kích thước lớn và có cạnh sắc bén: Khi bệnh nhân đi tiểu, sỏi có thể bị vướng lại ở vị trí có đường kính nhỏ trên đường niệu, gây đau rát. Tại vị trí mắc kẹt này, sỏi sẽ tiếp tục kết tinh và tạo thành sỏi có kích thước lớn hơn. Khi sỏi có kích thước lớn hơn, viên sỏi sẽ làm cản trở lưu thông của nước tiểu, khiến vị trí tắc nghẽn bị dãn phình. Ngoài ra, tại đây cũng sẽ xuất hiện biến chứng nhiễm trùng,...và có thể phá hủy dần cấu trúc thận. 

sỏi thận
Kích thước của viên sỏi thận

3.2. Triệu chứng của sỏi thận

Như đã phân tích ở trên, bệnh này có diễn biến âm thầm. Nên giai đoạn đầu của bệnh, sỏi còn nhỏ, nên bệnh nhân bị sỏi thận chưa nhận thấy dấu hiệu nào.

Tuy nhiên, khi sỏi lớn dần lên, bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng sau:

  • Đau lưng, đau mạn sườn: Sỏi có kích thước lớn khi di chuyển trong đường niệu, ở những vị trí có đường kính nhỏ, sẽ gây ra hiện tượng cọ xát khiến bệnh nhân có cảm giác đau. 

  • Tiểu buốt: Là tình trạng bệnh nhân cảm giác đau khi đi tiểu. Khi đi tiểu, sỏi sẽ theo nước tiểu ra ngoài. Nếu kích thước sỏi lớn, nó sẽ va chạm và kẹt khi di chuyển, do đó dẫn đến bệnh nhân có cảm giác đau.

sỏi thận
Đau lưng, đau mạn sườn
  • Tiểu ra máu: Khi sỏi có kích thước lớn và bề mặt xù xì, có góc cạnh,... khi di chuyển có thể cọ xát vào đường tiểu và gây ra tổn thương. Tùy theo mức độ tổn thương, nếu tổn thương nhiều, người bệnh có thể quan sát được luôn bằng mắt thường.

  • Tiểu dắt: là tình trạng bệnh nhân bị sỏi thận thường cảm thấy buồn tiểu, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít.

  • Thường xuyên thấy sốt và cảm giác ớn lạnh: Đây là biểu hiện của việc sỏi gây nhiễm trùng đường niệu.

sỏi thận
Tiểu dắt

4. Biến chứng của sỏi thận

Sỏi thận có nguy cơ gây ra khá nhiều biến chứng. Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển biến chứng sau:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi di chuyển trong đường tiết niệu, sẽ có khả năng kẹt, vướng, mắc lại ở những vị trí có kích thước nhỏ. Một số vị trí mắc như: sỏi nang thận, sỏi niệu quản,... Khi đó nước tiểu sẽ bị ứ đọng lại. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể phát triển thành suy thận không thể hồi phục.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đây là biến chứng thường gặp nhất của sỏi thận. Khi sỏi di chuyển trong đường niệu, có thể cọ xát gây tổn thương niêm mạc. Do đó, vi khuẩn trong đường tiết niệu dễ sinh sôi, phát triển. Nhiễm khuẩn đường niệu có thể gồm viêm nhiễm túi thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo (hay còn gọi là urethritis).

  • Viêm bể thận cấp, viêm bể thận mạn tính: Nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài, không được điều trị là nguyên nhân dẫn tới viêm bể thận cấp. Viêm bể thận cấp nếu tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm bể thận mạn tính. 

sỏi thận
Nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Thận ứ nước: Nếu tình trạng ứ, tồn đọng nước kéo dài, nhu mô thận sẽ phình to và rất khó để có thể hồi phục. 

  • Ứ mủ bể thận: Đây là một biến chứng rất trầm trọng của sỏi thận, nhu mô thận sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và khó có khả năng hồi phục được. 

  • Suy thận cấp và mạn tính: Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thận cấp tính mức độ nặng mà không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp biến chứng suy thận. Suy thận tức là niệu quản bị tắc nghẽn hai bên, gây ra ứ nước. Thận không thể thực hiện chức năng là lọc và đào thải nước, muối, chất độc ra khỏi cơ thể. Lúc này, hai bên thận bế tắc cùng lúc, nước tiểu tồn đọng, không thể thoát ra được. Do đó bệnh nhân có thể tử vong trong vài ngày nếu không được điều trị vì chất độc tồn đọng với nồng độ cao trong cơ thể. 

sỏi thận
Suy thận

5. Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận

Tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh và kích thước, số lượng và vị trí của sỏi, mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp.

Với sỏi có kích thước nhỏ:

  • Tăng cường uống nước để bào mòn, đào thải sỏi ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.

  • Uống thuốc để tống sỏi ra ngoài theo nước tiểu.

Với sỏi có kích thước lớn:

  • Can thiệp bằng phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài.

  • Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể.

sỏi thận
Phẫu thuật lấy sỏi có kích thước lớn

Qua bài viết trên, Upharma hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Sỏi thận có nguy hiểm không?”. Sỏi thận tuy để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Bạn hãy thực hiện lối sống lành mạnh uống đủ nước, ăn uống khoa học,... để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh nhé!