Suy thận ở người trẻ - Rất nguy hiểm

Hiện nay, ca suy thận ở người trẻ xuất hiện ngày càng nhiều. Không ít trường hợp phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn cuối, cần phải chạy thận. Dù trước đó, họ không có bất cứ biểu hiện cảnh báo nào. Cùng Upharma tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng suy thận có xu hướng trẻ hóa để hiểu hơn về bệnh và phòng ngừa hiệu quả.

1. Vì sao suy thận ở người trẻ ngày càng gia tăng?

Nếu trước kia, suy thận chỉ xuất hiện ở người trên 60 tuổi. Nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và ngày càng gia tăng. Nhiều người dưới 30 tuổi đã đến bệnh viện thăm khám phát hiện ra bệnh và được bác sĩ chỉ định chạy thận. Ngoài do dị tật bẩm sinh thì nguyên nhân khiến người trẻ bị suy thận là do:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… người bệnh dễ bị tích mỡ, thừa cân gây ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp. Trong khi đó, các bệnh này là nguyên nhân gây ra suy thận.

  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá có thành phần đạm cao. Đây là một trong những lý do khiến thận bị tổn thương. Bên cạnh đó, thuốc lá còn làm các chức năng của thận suy giảm. 

  • Không uống đủ nước: Không ăn canh, uống nước đầy đủ hoặc nhịn tiểu thường xuyên cũng tác động không nhỏ tới thận.

  • Không khám sức khỏe định kỳ: Khi không khám sức khỏe thường xuyên, mọi người sẽ không biết được cơ thể mình thế nào. Từ đó, bạn khó điều chỉnh lối sống, ăn uống, có thể còn “tiếp tay” cho bệnh suy thận phát triển.

Suy thận ở người trẻ
Chế độ ăn uống không lành mạnh

2. Những hệ lụy của bệnh suy thận ở người trẻ

Dù là suy thận mạn hay suy thận cấp thì nó đều là bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng sau, thậm chí là tử vong.

2.1. Thiếu máu

Ai cũng có nguy cơ bị thiếu máu, tuy nhiên người bị suy thận có khả năng bị thiếu máu rất cao. Ngay trong giai đoạn đầu, bệnh nhân đã có biểu hiện thiếu máu và đến giai đoạn 3 – 5 sẽ diễn ra trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do thận có vai trò giúp cơ thể tạo ra hồng cầu. Nếu thận hoạt động kém sẽ sản xuất tế bào này ít đi nên người bệnh sẽ gặp tình trạng thiếu máu.

2.2. Bệnh tim

Thận hoạt động kém làm cho cho ure ở trong máu tăng cao và tế bào tim bị rối loạn chuyển hóa. Lúc này, nội bào ứ nước sẽ suy giảm. Nếu kéo dài trong nhiều ngày, cơ tim sẽ co bóp khó khăn hơn, gây ra các bệnh về tim. Do đó, suy thận ở người trẻ là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim hiện nay.

Suy thận ở người trẻ
Suy thận có thể gây nên bệnh tim

2.3. Bệnh về xương

Người có hệ xương chắc khỏe khi hấp thụ đầy đủ các vitamin D, canxi, phốt pho. Trong khi đó, thận có nhiệm vụ giữ hàm lượng các chất này ổn định để bảo vệ xương luôn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, thận suy yếu sẽ không thể thực hiện vai trò này. Thậm chí, nó còn khiến phốt pho tích tụ ở trong máu dẫn tới nguy hiểm cho xương. 

2.4. Tăng kali máu

Kali là chất giúp các cơ hoạt động tốt, kiểm soát hơi thở và nhịp tim. Khi thận khỏe sẽ giúp loại bỏ lượng kali dư thừa, cân bằng nồng độ chất này trong máu hiệu quả.

Ngược lại, người bị suy thận sẽ không đào thải được hết lượng kali thừa đó nên hàm lượng kali máu tăng. Điều này khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh đau tim, thậm chí bị tử vong. Vì vậy, suy thận ở người trẻ là bệnh rất nguy hiểm, mọi người không nên chủ quan.

2.5. Cơ thể tích nhiều nước

Ngoài kali, thận còn có chức năng loại bỏ chất lỏng dư thừa để đảm bảo sức khỏe của tim, phổi,… tốt nhất. Tuy nhiên, thận suy yếu sẽ khiến cơ thể tích tụ nước. Do đó, những người bị suy thận thường có triệu chứng phù nề tay chân, huyết áp cao,…

2.6. Bệnh phổi

Các bệnh về phổi cũng là một trong những biến chứng của bệnh suy thận ở người trẻ. Nhất là người mắc bệnh suy thận mạn ở giai đoạn cuối. Như thông tin chia sẻ ở trên, cơ thể của người suy thận sẽ tích nhiều nước mà không đào thải hết. Và đây là nguyên nhân gây ra các bệnh về phổi. 

Suy thận ở người trẻ
Suy thận là nguyên nhân của bệnh phổi

2.7. Biến chứng hệ tiêu hóa

Thông thường, bệnh nhân mắc suy thận mạn ở giai đoạn cuối thường bị cơn đau hành hạ, mệt mỏi. Bên cạnh đó, tâm lý không ổn định nên nhiều người có biểu hiện chán ăn. Nhất là các món giàu protein.

2.8. Hệ thần kinh bị tổn thương

Người bệnh bị suy thận không được chữa trị kịp thời, các chất có hại trong cơ thể sẽ khó đào thải ra bên ngoài. Điều này làm tăng hàm lượng ure trong máu, gây ra những tổn thương cho hệ thần kinh.

2.9. Sức khỏe tinh thần

Suy thận ở người trẻ không chỉ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe màn nó còn tác động tới tinh thần người bệnh. Khi bệnh càng nặng càng khiến bệnh nhân có tâm lý không ổn định, mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Nguyên nhân nhiều người lo lắng về:

  • Áp lực về tài chính khi phải thường xuyên chữa trị, lọc máu, chạy thận.

  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

  • Cảm thấy gánh nặng cho người thân trong gia đình.

  • Đau đớn về thể xác.

Suy thận ở người trẻ
Suy thận ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người trẻ

3. Dấu hiệu suy thận ở người trẻ

Trong cơ thể, thận có vai trò đào thải chất độc, nước và sản xuất nội tiết tố. Do đó, khi người bệnh bị suy thận thường có các triệu chứng sau đây:

  • Buồn nôn, nôn.

  • Không tập trung khi làm việc, suy nghĩ.

  • Khó ngủ.

  • Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.

  • Chuột rút.

  • Da khô, thường xuyên bị ngứa.

  • Chóng mặt, đau đầu.

Suy thận ở người trẻ
Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể là dấu hiệu suy thận ở người trẻ

4. Làm thế nào để phòng ngừa suy thận ở người trẻ?

Dù ở độ tuổi nào, mọi người cũng nên phòng ngừa suy thận để bảo vệ sức khỏe, giảm áp lực tài chính gia đình. Theo bác sĩ, cách hạn chế nguy cơ mắc bệnh tốt nhất là có lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể là:

  • Nguyên nhân suy thận ở người trẻ là do bẩm sinh từ lúc ở trong bụng mẹ. Vì thế, trong thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai định kỳ để tầm soát các dị tật và bất thường cho thai nhi.

  • Khi nấu nướng, mọi người cần giảm lượng muối trong thức ăn. Bởi ngoài gây suy thận, ăn mặn còn không tốt cho cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý liên quan tới tim mạch.

  • Nên ăn nhiều rau củ, hoa quả; hạn chế sử dụng các đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, bia rượu.

  • Tập thể cụ thể thao thường xuyên hàng ngày.

  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm để tầm soát, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời (nếu có).

  • Không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định từ phía bác sĩ.

Suy thận ở người trẻ
Khám sức khỏe định kỳ

Như vậy, suy thận ở người trẻ rất nguy hiểm. Trong khi đó, người trẻ mắc bệnh này càng nhiều. Vì thế, chúng ta cần thực hiện các biện pháp để phòng ngừa ngay từ bây giờ. Đồng thời, mọi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ để hiểu hơn về cơ thể. Khi phát hiện bệnh, người bệnh có thể chữa trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Các bạn hãy truy cập vào trang Upharma để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe nhé.