Top 7 cách chữa viêm da cơ địa dứt điểm tại nhà

Cách chữa viêm da cơ địa như thế nào? Đầu tiên, bạn cần biết viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da liễu phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em. Bệnh sẽ khỏi nếu được điều trị đúng cách và tích cực. Triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa và xuất hiện viêm đỏ. Làn da bị tổn thương gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Do đó, rất nhiều bệnh nhân muốn tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa. Sau đây, dược sĩ Upharma sẽ giới thiệu cho bạn 7 cách chữa bệnh dễ thực hiện tại nhà.

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến, hay gặp nhất ở trẻ em, và có thể xảy ra ở tất cả các mùa trong năm. Triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa và xuất hiện viêm đỏ, trên bề mặt da xuất hiện mụn nước nhỏ nông. Vùng da bị tổn thương sẽ sưng đỏ, nóng rát, và ngứa. Do ngứa dữ dội, người bệnh gãi để giảm ngứa thì càng khiến da bị tổn thương, trầy xước da. Vì khi gãi, vùng da bị tổn thương sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

2. 7 Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà

Nếu người bệnh vẫn ở thể bệnh nhẹ, trước khi uống thuốc, bạn có thể thử các phương pháp đơn giản sau:

2.1. Sử dụng thuốc bôi

  • Dưỡng ẩm: Khi bị viêm da cơ địa, da thường có biểu hiện khô, sần sùi, dễ kích ứng. Người bệnh nên sử dụng dầu, kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc để làm mềm và làm dịu da.

  • Kem điều trị ngứa và giúp phục hồi vùng da bị tổn thương như corticoid. Loại kem này giúp bệnh nhân giảm cảm giác ngứa, làm giảm hành động gãi gây tổn thương cho da. Nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy khó chịu vì ngứa nhiều, không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định uống thêm thuốc kháng histamin chống dị ứng. Tuy vậy, người bệnh khi sử dụng cần chú ý rằng corticoid là thuốc ức chế miễn dịch. Do vậy, chúng ta cần tuân thủ về liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

  • Kem kháng viêm: Kem được sử dụng nếu vùng da bị ngứa, viêm, sưng đỏ. Chú ý chỉ nên dùng kem theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ, tránh tình trạng làm dụng thuốc kéo dài để hạn chế tác dụng không mong muốn.

  • Kem kháng sinh: Nếu da bị nhiễm trùng có thể do vết thương hở hay gãi (do ngứa), bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, sẽ cần dùng thêm kháng sinh đường uống.

    Sử dụng thuốc bôi dạng kem điều trị tại nhà
    Sử dụng thuốc bôi dạng kem điều trị tại nhà

2.2. Tắm lá

Chắc hẳn mọi người cũng đã nghe qua về cách chữa viêm da cơ địa bằng lá cây. Đúng vậy, tắm lá là một trong những cách chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biến theo dân gian. Vậy người mắc viêm da cơ địa tắm lá gì để bệnh nhanh khỏi? Sau đây là một số loại lá thường được sử dụng.

2.2.1 Tắm nước lá khế

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá cây là phương pháp dễ thực hiện, hiệu quả và tiết kiệm, nên được nhiều người áp dụng. Trong đó, lá khế là một trong những loại lá phổ biến nhất được sử dụng.

Tắm nước lá khế
Lá khế là loại lá phổ biến được sử dụng

Lá khế có tác dụng chống viêm, làm dịu da, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, bớt cảm giác ngứa ngáy.

2.2.2. Tắm nước lá trà xanh

Như chúng ta đều biết, trà xanh có rất nhiều lợi cho sức khỏe. Loại lá này chứa nhiều chất oxy hóa, giúp kháng viêm, làm dịu vùng da tổn thương.

Tắm nước lá trà xanh
Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa

2.2.3. Hướng dẫn và lưu ý về cách chữa viêm da cơ địa bằng lá cây

  • Bạn đem rửa sạch lá tươi, ngâm khoảng 15 đến 20 phút lá với nước muối loãng.

  •  Vớt lá ra để ráo nước.

  •  Vò nát lá, rồi đun sôi cùng với 2 lít nước trong vòng 15 phút.

  •  Có thể cho thêm một chút muối vào nồi để tăng thêm tính sát khuẩn.

  •  Để nước nguội bớt, đến độ ấm vừa phải, thì có thể bắt đầu tắm. 

  •  Nên thực hiện tắm 4 - 5 lần / tuần đến để thấy rõ hiệu quả của phương pháp này.

Sử dụng nước ấm để tắm
Sử dụng nước ấm để tắm

Lưu ý 

  • Nên sử dụng nước ấm: Do nước ấm vừa phải sẽ giúp làm dịu vùng da bị tổn thương và làm giảm đi triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý chỉ ngâm mình từ 10 - 15 phút. Da có thể bị khô hơn nếu chúng ta ngâm mình lâu trong nước ấm.

  • Nếu người bệnh không thuyên giảm triệu chứng mà xuất hiện thêm một số dấu hiệu như ngứa rát, đỏ da,… thì cần dừng ngay việc tắm lá. Vì phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị viêm da ở thể nhẹ.

  • Với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám, và có hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.

2.3. Uống lá

Một số loại lá hay được sử dụng để đun nước uống cho người bị viêm da cơ địa gồm: lá khế, lá sài đất, lá bàng non,...

Ví dụ chi tiết cách thực hiện với lá khế:

  • Chuẩn bị khoảng 30g lá khế và 10g hoa khế.

  • Lá khế, hoa khế được đem rửa sạch, ngâm 15 phút trong nước muối pha loãng.

  • Đun lá khế, hoa khế cùng với 1 lít nước rồi tắt bếp trong vòng 30 phút.

  • Lọc loại bỏ bã lá khế và hoa khế, lấy phần nước để uống.

  • Uống hàng ngày.

  • Chú ý mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống không quá 500ml nước lá khế.

2.4. Liệu pháp ánh sáng (hay còn gọi là Quang trị liệu)

Với những người bệnh không đáp ứng các biện pháp điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp quang trị liệu. Biện pháp đơn giản nhất là cho da bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời ở thời điểm ánh nắng nhẹ, chưa quá gắt.

Quang trị liệu
Sử dụng ánh sáng cường độ nhẹ

Các loại tia cực tím UVA, UVB cũng được sử dụng đơn độc hay kết hợp với điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân viêm da cơ địa. Liệu pháp ánh sáng sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành da.

2.5. Bôi đắp ngoài da

2.5.1. Lá cây

Lá khế, sài đất là 2 loại lá hay được sử dụng để đắp lên da. Bệnh nhân có thể sử dụng luôn lá khế, sài đất dùng đun trong nước tắm, đem lá chà lên da.

Chú ý dùng lực tay nhẹ nhàng để tránh làm da tổn thương thêm. Thực hiện đắp, chà nhẹ nhàng lên da 15 phút, rửa lại da bằng nước sạch rồi lau khô người. Bệnh nhân nên thực hiện với tần suất 1 lần/ngày để bệnh nhanh khỏi.

2.5.2. Dầu dừa
Dầu dừa có chứa Axit lauric, là chất có tác dụng diệt vi khuẩn, virus và nấm trên da. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm vùng da bị tổn thương, làm dịu đi triệu chứng ngứa, rát da.

Dầu dừa điều trị viêm da cơ địa
Dầu dừa điều trị viêm da cơ địa

2.5.3. Mật ong
Như chúng ta đã biết, mật ong có nhiều tác dụng với sức khỏe. Mật ong có chứa nhiều chất có tác dụng sát khuẩn và kìm hãm sự phát triển của các loại nấm men gây bệnh. Bên cạnh đó, mật ong còn rất giàu vitamin E, chất chống oxy hóa, các loại acid amin,...

Các chất này giúp nuôi dưỡng, hỗ trợ phục hồi hư tổn cho làn da bị viêm da cơ địa. 

2.5.4. Tinh bột nghệ
Nghệ chứa Curcumin, là tinh chất có tác dụng hạn chế gây viêm, giảm hình thành sẹo.

Tinh bột nghệ giúp ức chế các vi khuẩn gây hại, do đó ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng hay bội nhiễm.

Tinh bột nghệ bôi hạn chế viêm
Tinh bột nghệ bôi hạn chế viêm

2.6. Chườm lạnh, băng ướt

2.6.1. Chườm lạnh 
Biện pháp này khiến người bệnh cảm thấy thoải mái, giảm cảm giác ngứa, vì vậy sẽ giúp hạn chế hành động gãi gây tổn thương thêm làn da đang bị viêm.

Chườm lạnh giảm cảm giác khó chịu viêm da cơ địa
Chườm lạnh giảm cảm giác khó chịu viêm da cơ địa

Và chúng ta hãy chú ý rằng, không nên để đá tiếp xúc trực tiếp lên da mà bệnh nhân nên cho đá bọc trong tấm vải mềm và sạch, rồi mới chườm.
2.6.2. Băng ướt
Phương pháp này đa số được tiến hành bởi điều dưỡng, y tá trong bệnh viện. Khi vùng da bệnh nhân có tổn thương rộng, sau khi đã bôi corticoid, điều dưỡng sẽ thực hiện việc quấn băng ướt quanh vùng da tổn thương đó.

2.7. Một số phương pháp điều trị hỗ trợ, kết hợp khác

Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải kết hợp thay đổi thói quen, lối sống để bệnh nhanh khỏi:

  • Dinh dưỡng: Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ như tăng cường các loại rau củ quả có nhiều chất xơ và vitamin, sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic. Lợi khuẩn này giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể và kích thích tái tạo tế bào da.

  • Tránh các yếu tố, nguyên nhân gây kích thích khởi phát bệnh:

    • Hạn chế ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng.

    • Không tắm quá lâu, chỉ nên tắm tối đa 15 phút một lần. Nên tắm bằng nước ấm với độ ấm vừa phải để không gây tổn thương và khô da.

    • Hạn chế hành động gãi để tránh gây tổn thương thêm da.

    • Nên nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế áp lực và căng thẳng.

    • Khi bị viêm da cơ địa, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm, chất làm sạch dịu nhẹ, thân thiện với da nhạy cảm .

    • Về trang phục: Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, chất liệu mềm. Tránh mặc đồ bó sát, chất liệu cứng vì dễ va chạm với tổn thương trên da

Hạn chế gãi
Không gãi vì sẽ làm tổn thương da thêm

Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn một số cách chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biến và dễ áp dụng. Trong đó, cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế là một trong những cách phổ biến nhất. Ngoài phương pháp dân gian, nếu cần tìm các loại thuốc bôi, các bạn có thể tìm đến nhà thuốc Upharma. Upharma cam kết bán hàng chính hãng, giá cả hợp lý, tư vấn tận tâm.