Vì sao cần tiêm chủng ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh?

Việc tiêm chủng là điều mà ai trong đời cũng ít nhất một lần trải qua. Ngày nay mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều được tiêm phòng những mũi vắc xin bắt buộc. Vậy người lớn thì sao? Với người lớn khỏe mạnh việc tiêm phòng có cần thiết hay không? Hãy cùng Upharma tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

1, Tiêm chủng ra đời như thế nào?

Khái niệm tiêm chủng ra đời khi mà con người bắt đầu dùng vắc xin để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Vì thế lịch sử ra đời của tiêm chủng gắn liền với sự ra đời của vắc xin. 

Người đặt nền móng cho tiêm chủng là các nhà nghiên cứu như Edward Jenner và Louis Pasteur. Một bác sĩ có tên Edward Jenner đã đặt nền móng cho việc tiêm chủng từ cuối thế kỷ 18. Bằng cách tìm ra vắc xin xóa sổ bệnh đậu mùa. Louis Pasteur một nhà sinh học người Pháp, ông đã phát minh vắc xin ngừa bệnh dại, một loại bệnh gây ra bởi virus.

tiêm chủng
Vắc xin xóa bệnh dại của Edwward Jenner

Từ đó, qua nhiều thập kỷ khái niệm tiêm chủng dần hoàn thiện. Với việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin ngày càng nhiều bệnh dịch tìm được thuốc chữa. Tiêm chủng giúp chúng ta phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trên toàn thế giới.

2. Những lợi ích của việc tiêm chủng

Lợi ích của tiêm phòng không chỉ là cho từng cá nhân mà còn giúp ích cho cả cộng đồng. Những lợi ích to lớn có thể kể đến là:

2.1. Bảo vệ mỗi cá nhân

Khi ta tiêm bất cứ một vắc xin phòng bệnh bất kỳ vào cơ thể. Lúc này các kháng thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh được sinh ra. Các kháng thể sẽ bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những yếu tố gây bệnh đặc hiệu.

tiêm chủng
Tiêm chủng giúp bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn, vi rút

2.2. Bảo vệ cả cộng đồng 

Khi cộng đồng người trong khu vực đều được tiêm chủng miễn dịch cộng đồng sẽ tăng lên. Từ đó, giảm việc lây lan truyền nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

2.3. Giảm chi phí y tế

Bằng cách ngăn chặn hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh truyền nhiễm. Từ đó, tiêm chủng giúp giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế xã hội. 

Người tiêm chủng ít phải chi tiêu cho việc điều trị bệnh và nghỉ làm do bệnh. Khi người ta ít bị ốm hơn ít có bệnh dịch hơn giúp giảm gánh nặng cho hệ thống bảo hiểm y tế.

tiêm chủng
Tiêm chủng giúp giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế

2.4. Bảo vệ những người yếu thế 

Việc tiêm chủng cũng bảo vệ những người yếu thế trong xã hội như: trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm miễn dịch. Tiêm phòng giúp bảo vệ họ khỏi các biến chứng nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm.

Ta thấy được rất nhiều lợi ích của việc tiêm chủng trong đời sống hiện đại. Khi đời sống sức khỏe cải thiện con người sẽ tập trung phát triển kinh tế tốt hơn.

3. Vì sao cần tiêm chủng ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh?

Việc tiêm chủng ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh đều cần thiết vì một số lý do sau:

  • Tăng cường miễn dịch cộng đồng: Việc tiêm chủng giúp tạo ra hiệu ứng miễn dịch cộng đồng. Việc này bảo vệ cả những người yếu thế và người không thể tiêm chủng. Hãy đi tiêm phòng những mũi tiêm cần thiết để bảo vệ cả bạn và những người xung quanh.

tiêm chủng
Miễn dịch cộng đồng
  • Bảo vệ cá nhân khỏi các biến chứng: Mặc dù cơ thể bạn rất khỏe mạnh rất ít khi bị bệnh. Nhưng có một số loại bệnh truyền nhiễm  nêu mắc phải vẫn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng không thể lường trước được.

  • Ngăn chặn sự tái phát và lây lan của các dịch bệnh: Các bệnh đã được kiểm soát  nhờ tiêm chủng đều có nguy cơ tái phát trở lại. Nếu ta không duy trì chương trình tiêm chủng cộng đồng những bệnh dịch có thể quay lại lây lan bất cứ lúc nào.

tiêm chủng
Tiêm chủng giúp ngăn chặn tái phát và lây lan của dịch bệnh

Tiêm chủng bảo vệ từng cá nhân và cả cộng đồng khỏi những mối nguy hại về sức khỏe. Việc tiêm chủng từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và kinh tế xã hội.

4. Những mũi tiêm bắt buộc và điều bạn cần lưu ý khi tiêm chủng

4.1. Những mũi tiêm bắt buộc

Có một số loại mũi tiêm được coi là bắt buộc hoặc được khuyến khích tiêm chủng đối với mọi người. Dưới đây là một số mũi tiêm có thể bạn sẽ phải tiêm một lần trong đời.

  • Mũi tiêm phòng ngừa đậu mùa (MMR): là một loại mũi tiêm bắt buộc cho trẻ em và được khuyến khích cho người lớn. 

  • Mũi tiêm phòng ngừa bệnh dại: được khuyến khích đối với những người sống hoặc đi du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao về bệnh dại.

  • Mũi tiêm phòng ngừa viêm gan B: được khuyến khích cho mọi người, nhất là những đối tượng gia đình có tiền sử mắc viêm gan B trước đó.

  • Mũi tiêm phòng ngừa cúm: được khuyến khích hàng năm cho mọi người. Khi tiêm phòng cúm xong chúng ta sẽ ít thấy ốm vặt hơn.

  • Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV): Khoảng từ 9 đến 26 tuổi chị em được khuyên nên tiêm phòng HPV. Việc tiêm phòng này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em.

tiêm chủng
Tiêm ngừa phòng bệnh cúm

4.2. Những lưu ý khi tiêm chủng

Khi đi tiêm chủng, có một số điều bạn cần chú ý như sau:

  • Tuân thủ lịch trình tiêm chủng: Tuân thủ lịch trình tiêm chủng quan trọng như tuân thủ phác đồ điều trị một bệnh nào đó. 

  • Thông báo về tình trạng sức khỏe: Trước khi tiêm chủng, hãy thông báo cho cán bộ y tế về bất kỳ tình trạng sức khỏe nào bạn đang gặp phải. Đặc biệt với trường hợp bạn có tiền sử dị ứng hoặc bệnh lý cấp tính nào đó.

  • Theo dõi và báo cáo các phản ứng phụ: Theo dõi các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng là bắt buộc. 

  • Nắm rõ thông tin vắc xin: Đừng ngần ngại khi hỏi về bất cứ thông tin liên quan đến vắc xin mà bạn sẽ được tiêm chủng. Những thông tin đó bao gồm các tác dụng phụ có thể xảy ra hoặc bất cứ hiện tượng nào được coi là bất thường sau khi tiêm vắc xin.

tiêm chủng
Thông báo về tình trạng sức khỏe trước khi tiêm chủng

Nếu khu vực bạn sinh sống đang có dịch bệnh bất kỳ hãy tiêm phòng sớm kể cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Việc tiêm phòng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị nếu chẳng may mắc phải bệnh dịch. Hy vọng qua bài viết bạn đã được cung cấp những thông tin hữu ích về tiêm chủng đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc tiêm phòng hãy liên hệ ngay với dược sĩ Upharma để được tư vấn nhé.