Thành phần

Cefdinir 300mg.
Tá dược vừa đủ.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn có thể gặp của cefdinir:
- Tiêu chảy, nhiễm nấm Candida âm đạo, buồn nôn, đau đầu, đau bụng, viêm âm đạo.
- Phát ban, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn, phân bất thường, biếng ăn, táo bón, chóng mặt, khô miệng, suy nhược, mắt ngủ, khí hư, bệnh nấm Candida, ngứa, lơ mơ.
- Sự thay đổi các chỉ số xét nghiệm quan sát thấy ở cefdinir:
- Tăng bạch cầu niệu, tăng protein niệu, tăng gamma-glutamyltransferase, giảm lympho, tăng lympho, tăng vi thể tích huyết cầu niệu.
- Tăng glucose, tăng glucose niệu, tăng bạch huyết cầu, giảm bạch huyết cầu, tăng ALT, tăng bạch cầu ái toan, tăng trọng lượng riêng nước tiểu, giảm trọng lượng riêng nước tiểu, giảm bicarbonat, tăng phospho, giảm phospho, tăng AST, tăng phosphatase kiềm, tăng BUN, giảm hemoglobin, tăng bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tăng bilirubin, tăng lactat dehydrogenase, tăng tiểu cầu, tăng kali, tăng pH nước tiểu.
- Tác dụng không mong muốn nhóm cephalosporin: Những tác dụng không mong muốn và sự thay đổi chỉ số xét nghiệm dưới đây được báo cáo chung cho kháng sinh nhóm cephalosporin:
- Phản ứng kiểu dị ứng, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc, suy thận, độc thận, suy gan bao gồm ứ mật, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, xuất huyết, dương tính giả thử nghiệm glucose niệu, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, và mất bạch cầu hạt.
Triệu chứng viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu trong hoặc sau khi điều trị kháng sinh.
Một số kháng sinh cephalosporin có liên quan đến sự kích hoạt cơn co giật, đặc biệt là ở bệnh nhân suy thận khi không giảm liều sử dụng. Nếu xảy ra cơn co giật liên quan với việc điều trị bằng thuốc, nên ngừng sử dụng thuốc. Điều trị chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng.

Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefdinir cần điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với penicilin và các cephalosporin khác do có sự quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm beta-lactam. Nếu quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc; trường hợp quá mẫn nặng, cần điều trị hỗ trợ (dùng epinephrin, thở oxy, kháng histamin, corticosteroid).
- Đã có báo cáo ỉa chảy do Clostridium difficile trong hầu hết các trường hợp điều trị bằng kháng sinh bao gồm cả cefdinir, có thể ỉa chảy nhẹ đến viêm đại tràng giả mạc gây tử vong. Điều trị bằng kháng sinh bao gồm cả cefdinir có thể làm mắt cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng, làm cho Clostridium difficile phát triển quá mức. Các siêu độc tố do Clostridium difficile tiết ra gây tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do kháng sinh và phải cắt bỏ đại tràng. Cần theo dõi biêu hiện này trong quá trình điều trị.
- Giống như các kháng sinh phổ rộng khác, dùng cefdinir dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng đề kháng.
- Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.
- Có thể cần phải giảm liều đối với bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút). Phải theo dõi chức năng thận và máu trong khi điều trị, nhất là khi dùng thuốc trong thời gian dài với liều cao.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát ở phụ nữ mang thai. Vì các nghiên cứu trên động vật không luôn luôn tiên đoán phản ứng trên người, thuốc này chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.
- Phụ nữ đang cho con bú: Không phát hiện cefdinir trong sữa mẹ khi sử dụng liều duy nhất 600mg.
Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
- Thuốc không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc, thiết bị.

Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
- Thuốc kháng acid (chứa nhôm hoặc magnesi):
- Dùng đồng thời cefdinir với thuốc kháng acid làm giảm tỉ lệ hấp thu cefdinir khoảng 40% và kéo dài thời gian để đạt được nồng độ tối đa của cefdinir khoảng 1 giờ. Nên sử dụng cefdinir ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc kháng acid.
Probenecid:
- Probenecid làm giảm sự bài tiết của cefdinir qua ống thận, do đó làm tăng nồng độ cefdinir trong máu và kéo dài thời gian bán thải cefdinir.
- Thuốc bổ sung sắt và thực phẩm giàu chất sắt:
- Dùng đồng thời cefdinir với thuốc thuốc bổ sung chat sắt và thực phẩm giàu chất sắt làm giảm mức độ hấp thu cefdinir. Nên sử dụng cefdinir ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc thuốc bổ sung sắt và thực phẩm giàu chất sắt.

Chỉ định

Điều trị nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây nên:
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng
- Điều trị viêm phế quản, viêm phổi
- Nhiểm khuẩn tiết niệu, sinh dục
- Bệnh lậu không biến chứng
- Điều trị nhiễm khuẩn trong sản, phụ khoa
- Nhiễm khuẩn da và tổ chức mô mềm
- Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẩu thuật.

Chống chỉ định

Chống chỉ định đối với bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin.

Liều dùng

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi:
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
- Viêm xoang cấp: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, dùng trong 10 ngày.
- Viêm họng, viêm amidan: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày hoặc 600mg/lần/ngày, trong 5 - 10 ngày.
- Viêm da và cấu trúc da: Sử dụng 300mg x 2 lần/ngày, trong 10 ngày.
- Bệnh nhân suy thận:
- Ở người lớn với độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút, nên dùng cefdinir với liều 300mg/ngày.
- Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo:
- Đối với bệnh nhân đang chế độ chạy thận, liều khuyến cáo là 300mg hoặc 7mg/kg tại thời điểm kết thúc 1 đợt chạy thận (vì chạy thận sẽ thẩm tách cefdinir khỏi huyết tương) và sau đó dùng liều như trên, cách ngày.

Đóng gói

Hộp 2 vỉ x 4 viên

Bảo quản

Nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.