Thành phần:

Salbutamol (dưới dạng Salbutamol sulfat) 2,5mg/2,5ml

Chỉ định:

Co thắt phế quản mãn tính không đáp ứng với các liệu pháp trị liệu thông thường
 
Hen suyễn cấp tính nặng
 
DƯỢC LỰC HỌC:
 
Salbutamol là thuốc có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể β2 có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu và ít tác dụng tới các thụ thể β1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim
 
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
 
Dùng thuốc dưới dạng khí dung: Tác dụng giãn phế quản nhanh sau 2-3 phút.Khoảng 72% lượng thuốc hít vào đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ, trong đó 28% không biến đổi và 44% đã chuyển hoá. Thời gian bán thải khoảng 3,8 giờ.

Liều lượng - Cách dùng

Chỉ dùng đường hít qua miệng qua 1 máy xông khí dung thích hợp, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được nuốt hay tiêm dung dịch. 
 
Dung dịch này có thể dùng liên tục hay không đều được, hiệu lực khoảng 4-6 giờ ở hầu hết các bệnh nhân.
 
Người lớn: 
 
1 ống 2,5 ml (tương ứng 2,5 mg Salbutamol) được sử dụng bằng cách hít qua đường miệng thông qua một máy xông khí dung thích hợp, hít đến khi nào hết các hạt sol khí (aerosol), trung bình mất khoảng 10 phút.
 
Một vài bệnh nhân có thể phải dùng liều cao hơn – lên tới 10 mg Salbutamol, thao tác thực hiện như trên, cho đến khi giãn phế quản và đến khi hết các hạt sol khí
 
Trẻ em: 
 
Liều khởi đầu tối thiểu ở trẻ em dưới 12 tuổi là 2.5 ml (tương ứng 2.5 mg Salbutamol). Tuy nhiên, ở vài trẻ em, có thể phải dùng liều cao hơn lên tới 5 mg Salbutamol, và có thể dùng lặp lại tới 4 lần/ngày
 
Trẻ em trên 12 tuổi: liều như người lớn
 
Trẻ sơ sinh dưới 18 tháng tuổi: hiệu quả lâm sàng khi dùng dung dịch Salbutamol qua máy xông khí dung là không chắc chắn. Có thể xảy ra tìn trạng thiếu oxy thoáng qua, cần phải xem xét bổ sung oxy.
 
QUÁ LIỀU:
 
Các triệu chứng quá liều bao gồm kích thích quá mức β-adrenergic như co giật, đau thắt ngực, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, căng thẳng, nhức đầu, rùng mình, khô miệng, đánh trống ngực, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, giảm kali huyết. Ngừng tim và thậm chí tử vong có thể liên quan đến việc lạm dụng thuốc này
 
Thuốc giải độc hay dùng khi quá liều Salbutamol là các chất ức chế β chọn lọc trên tim, nhưng nên thận trọng khi dùng thuốc này ở bệnh nhân có tiền sử co thắt phế quản

Chống chỉ định:

Ở bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc

Tương tác thuốc:

Không dùng Salbutamol cùng lúc với các thuốc giống giao cảm khác vì có thể gây độc hại cho tim mạch. Cần thận trọng tối đa khi dùng cho bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc ức chế monoamine oxidase hay các thuốc chống trầm cảm ba vòng vì tác dụng của salbutamol lên hệ thống mạch máu có thể bị ảnh hưởng.

Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ thường gặp nhất là: bứt rứt và run. Các phản ứng khác có thể có: nhức đầu, tim nhanh, hồi hộp, vọp bẻ, mất ngủ, buồn nôn, suy nhược, chóng mặt, nổi mề đay, phù mạch, nổi mẩn, phù hầu họng, giảm huyết áp, giảm kali huyết

Ở một số bệnh nhân, Salbutamol có thể gây biến đổi về tim (nhịp tim nhanh, đánh trống ngực), mạch (giãn mạch ngoại vi)

Chú ý đề phòng:

Dung dịch Salbutamol chỉ dùng đường hít qua miệng thông qua 1 máy xông khí dung thích hợp, không được tiêm hoặc nuốt. Không nên dùng thuốc giãn phế quản như là cách điều trị duy nhất hay là cách điều trị chính ở những bệnh nhân bị bệnh suyễn nặng và không ổn định, cần thiết phải có những đánh giá y khoa thường xuyên

Nếu đang điều trị tại nhà, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ nếu dùng thuốc này mà thấy kém hiệu quả. Phản ứng có hại có thể xảy ra khi dùng thuốc quá liều, cho nên việc tăng liều dùng và tăng tần suất dùng thuốc chỉ tuân theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân đang dùng Salbutamol cũng có thể dùng đồng thời với các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn khác để làm giảm triệu chứng. Tình trạng hen suyễn có thể giảm ngay trong vòng vài giờ hay giảm từ từ trong vòng vài ngày, và có thể lâu hơn. Nếu bệnh nhân phải cần dùng liều nhiều hơn so với bình thường, đây có thể là một dấu hiệu bất ổn tình trạng bệnh hen suyễn, cần phải đánh giá lại phác đồ điều trị cho bệnh nhân cùng với việc cân nhắc dùng thêm thuốc kháng viêm như corticoid. Nên cân nhắc sử dụng thuốc này cho những bệnh nhân được biết là đã và đang từng dùng liều cao các thuốc kích thích thần kinh giao cảm khác

Giống như các chất chủ vận β adrenergic thông thường khác, Salbutamol có thể gây ra những thay đổi đảo ngược trong quá chuyển hóa như tăng mức độ đường huyết. Bệnh nhân đái tháo đường dùng thuốc này có thể tăng đường huyết không hồi phục và nhiễm ceton acid đái tháo đường. Sử dụng đồng thời Corticoid có thể làm trầm trọng thêm tác dụng này.

Nên dùng Salbutamol thận trọng đối với bệnh nhân tim mạch (nhất là suy động mạch vành, loạn nhịp tim và tăng huyết áp), bệnh nhân kinh giật, cường giáp hay đái tháo đường; và đối với bệnh nhân đôi khi có phản ứng với các amin giống giao cảm.

Dùng Salbutamol dạng hít qua đường miệng dưới dạng hạt aerosol có thể xảy ra tình trạng quá mẫn tức thì như: nổi mày đay, phù nề, co thắt phế quản, phát ban, sốc phản vệ, phù nề hầu họng.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:

Phụ nữ có thai:

Dù không có bằng chứng gây quái thai, nếu thật sự cần thiết, chỉ nên dùng thuốc trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú:

Chưa rõ thuốc có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do khả năng sinh khối u của salbutamol quan sát được trong các nghiên cứu trên súc vật, cần phải quyết định hoặc ngưng cho con bú hoặc tiếp tục dùng thuốc

TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:

Thường không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc (không có nghiên cứu chính thức nào được thực hiện).

Tuy nhiên, nếu gặp tác dụng phụ như chóng mặt, tăng nhịp tim, chuột rút cơ bắp hoặc đau cơ bắp cảm thấy một chút run rẩy, những tác dụng này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.