Bạn đã hiểu đúng về tháp dinh dưỡng?

Ngày nay, dinh dưỡng là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của chúng ta. Cụm từ “tháp dinh dưỡng” chắc hẳn mọi người đã nghe đến nhiều. Nhưng bản chất đó là gì, ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? Hãy cùng Upharma tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé!

1. Định nghĩa tháp dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng bản chất là một mô hình ăn uống được mô tả thành hình dạng giống kim tự tháp gồm nhiều tầng, có phần đỉnh nhọn và phần đáy rộng. Nó chứa đầy đủ thành phần và khối lượng thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ trung bình trong 1 tháng. Đây cũng chính là tiêu chuẩn về dinh dưỡng mỗi tháng nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người.

Định nghĩa tháp dinh dưỡng

2. Thành phần cấu tạo của tháp dinh dưỡng

Để có thể xây dựng được một tháp dinh dưỡng cân đối, các chuyên gia đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tổng quát, với người trưởng thành, tháp có 7 tầng tương ứng với bảy nhóm thực phẩm gồm lương thực, rau xanh, quả chín, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, đường và muối. 

 2.1. Nhóm lương thực

      Nhóm lương thực hay còn được gọi là tinh bột hoặc carbonhydrat. Đây là nhóm tầng đáy, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tháp dinh dưỡng. Lương thực mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Theo tính toán, cứ 1g carbohydrat có thể mang lại 4 kcal. Và trong một khẩu phần ăn trung bình của người trưởng thành thì nhóm này mang lại 65% tổng năng lượng. Gạo, bánh mì, ngũ cốc, mì ống,...là các thực phẩm tiêu biểu thuộc nhóm lương thực. Trong một tháng, chúng ta cần cung cấp đủ 12 kg nhóm lương thực. Đây cũng chính là định lượng tiêu chuẩn của nhóm này trong tháp dinh dưỡng.

2.2. Nhóm rau củ quả

       Nhóm này chiếm phần lớn trong tháp dinh dưỡng vì một chế độ ăn lành mạnh là khi được bổ sung nhiều loại rau, củ, quả. Rau xanh không chỉ cung cấp lượng lớn chất xơ mà còn mang lại vô số các dưỡng chất bổ dưỡng. Nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin A, vitamin B,...nằm trong hầu hết các loại củ quả. Nhiều thành phần trong nhóm rau, củ, quả còn có tác dụng chống oxy hoá, lợi khuẩn, tốt cho tim mạch và nhiều công dụng hữu ích khác. Mỗi ngày, người trưởng thành hay trẻ em nên ăn ít nhất  5 phần rau và 2 phần trái cây. Và 10 kg rau là số lượng được khuyến khích trong chế độ ăn 1 tháng.

2.3. Nhóm chứa đạm

        Nhóm này thuộc tầng giữa trong tháp dinh dưỡng. Nó bao gồm các loại thực phẩm như thịt, cá, sữa, phomai, sữa và các loại họ đậu. Protein trong khẩu phần ăn được cung cấp chủ yếu từ nhóm này. Và protein chính là thành phần vô cùng quan trọng trong sự hình thành và tái tạo của các mô cũng như tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra các thực phẩm chứa đạm còn mang lại một số vitamin và khoáng chất khác. Theo ước tính, mỗi tháng mỗi người cần xây dựng chế độ ăn có khoáng 1,5 kg thịt, 2,5 kg cá và thuỷ sản và 2 kg đậu phụ. Chất đạm từ thực vật được khuyến khích bổ sung hơn chất đạm từ động vật.

2.5. Nhóm chất béo

       Chất béo từ thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu gấc,... nên được sử dụng thay cho các chất béo bão hoà. Nhóm chất béo chiếm tỉ trọng nhỏ trong tháp dinh dưỡng, khối lượng khoảng 600g mỗi người trong vòng 1 tháng. Với một lượng vừa đủ như vậy, chất béo sẽ giúp hỗ trợ hoạt động của tim và não bộ. Ngoài ra, nó còn là dung môi để hoà tan các vitamin không tan trong nước như vitamin A,D,K,E.

2.6. Muối và đường

        Đây là nhóm tầng đỉnh của tháp dinh dưỡng, tức là nhóm thực phẩm cần hạn chế, chỉ bổ sung một cách vừa đủ, không được dư thừa. Mỗi tháng lượng đường tối đa nạp vào cơ thể là 500 g. Nếu vượt quá con số này, chúng ta sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như béo phì hay tiểu đường. Với lượng muối, trong 1 tháng con số không được vượt qua 300g. Thói quen ăn mặn, bổ sung muối quá nhiều sẽ mang lại nhiều bất lợi như các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tim mạch và huyết áp.

Thành phần cấu tạo của tháp dinh dưỡng 

3. Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng

3.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

      Để có thể xây dựng được một chế độ ăn vừa đảm bảo được đầy đủ các nhóm chất vừa cân bằng được lượng mỗi nhóm không phải là việc dễ dàng. Vậy nên tháp dinh dưỡng được tạo ra để giúp bạn thực hiện điều đó. Nhìn vào tháp dinh dưỡng, chúng ta sẽ biết được các thông tin chính xác về những nhóm thực phẩm cần có trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, khối lượng cụ thể của từng nhóm cũng sẽ được thể hiện rõ ràng, nhóm nào nên cung cấp nhiều hay nhóm nào cần hạn chế dư thừa.

3.2. Tạo thói quen ăn uống lành mạnh

     Một thói quen ăn uống cân đối, lành mạnh nên được hình thành và duy trì ở mỗi người, trong bất kỳ độ tuổi nào. Và khi sử dụng tháp dinh dưỡng hàng ngày, hàng tháng chúng ta sẽ dần dần tạo ra được thói quen tích cực này. Khi đó sức khỏe ngày càng được cải thiện, cơ thể trở nên khỏe khoắn và thoải mái hơn. Nỗi băn khoăn về các loại thực phẩm trong bữa ăn không còn là vấn đề cần phải suy nghĩ quá lâu. Nhờ vào tháp dinh dưỡng, chúng ta chọn lựa được thực phẩm một cách quen thuộc và nhanh chóng. 

Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng

4. Một số lưu ý khi áp dụng tháp dinh dưỡng

4.1. Cần kết hợp với luyện tập thể thao thường xuyên

     Ngoài một chế độ ăn uống cân đối, bạn cũng cần luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ trở lên dẻo dai hơn, sức đề kháng cũng gia tăng giúp chống lại nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tập luyện cũng cần có kế hoạch rõ ràng và nên được thực hiện một cách đều đặn và chăm chỉ. 

4.2. Bổ sung nước đầy đủ

    Một cơ thể thoải mái, khỏe khoắn khi được đáp ứng đầy đủ năng lượng từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Ngoài ra việc bổ sung nước cũng hết sức quan trọng, lượng nước mỗi ngày chúng cần uống là từ 1500 đến 2000 ml.

Bổ sung nước đầy đủ

    Bài viết trên đây đã mang lại nhiều thông tin liên quan đến tháp dinh dưỡng. Cụ thể là về cách xây dựng và ý nghĩa của tháp dinh dưỡng đối với sức khoẻ mỗi người. Hy vọng chủ đề này thiết thực và được mọi người áp dụng trong chính bữa ăn hàng ngày. Kính chúc sức khỏe các bạn và Upharma luôn đồng hành cùng sức khỏe của mọi người.