Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có điều trị được không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Bệnh này làm cho người mắc gặp nhiều hạn chế trong sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ diễn biến nặng. Trong bài viết này, dược sĩ Upharma sẽ giúp bạn giải đáp xem bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì và nó có điều trị được không.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý về hô hấp mạn tính liên quan đến sự lưu thông không khí vào và ra khỏi phổi. 

Đối tượng dễ mắc COPD nhất là người sử dụng thuốc lá. Bệnh cũng có thể xuất hiện do các yếu tố khác như ô nhiễm không khí, tiếp xúc với hóa chất độc hại hay di truyền. 

Khó thở, sổ mũi, ho khan và xuất hiện nhiều đờm là những triệu chứng phổ biến của bệnh nhân. 

Các phương pháp điều trị bệnh thường bao gồm việc ngừng hút thuốc lá (nếu có), sử dụng thuốc giãn phế quản, điều chỉnh lối sống và tập thể dục. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần sử dụng máy hỗ trợ hô hấp hoặc thậm chí là phải phẫu thuật.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý về hô hấp mạn tính

2. Nguyên nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do hút thuốc lá. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Hơn 90% người mắc bệnh COPD là người lớn đã hoặc đang hút thuốc.

  • Người tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí như bụi bẩn, hóa chất, khói, hơi nước và các hạt mịn có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh lý hô hấp mạn tính. Trong đó bệnh thường gặp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    Ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Một số người có nguy cơ cao mắc bệnh do di truyền. Các yếu tố di truyền này có thể làm tăng khả năng tổn thương của phổi khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại.

  • Người làm trong các ngành công nghiệp hóa độc hại cũng tiềm ẩn nguy cơ cao xuất hiện bệnh. Những ngành công nghiệp đó là những ngành liên quan đến hóa chất, bụi bẩn, khói và hơi kim loại.

  • Nếu bạn thường bị viêm phổi tái đi tái lại có thể dẫn đến tổn thương và viêm các mô phổi.Việc này góp phần làm phát triển thành bệnh COPD.

  • Trẻ em sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm hoặc nhà có người lớn hút thuốc lá cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trẻ có các vấn đề về sức khỏe hô hấp khi còn nhỏ có thể có nguy cơ phát triển COPD khi trưởng thành.

Quan trọng nhất là việc ngừng hút thuốc lá và bạn nên giảm tiếp xúc với các yếu tố gây hại. Những yếu tố kể trên có thể làm tăng rủi ro phát triển và nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có điều trị được không?

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ phải chung sống với nó cả đời. Khi bị bệnh người ta chỉ có thể điều trị để làm giảm triệu chứng. Giảm đi các triệu chứng sẽ giúp giảm sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà bệnh để lại. Dưới đây là một số biện pháp điều trị cho bệnh nhân COPD mà có thể bạn đã từng nghe qua, bao gồm:

  • Việc ngừng hút thuốc là bước đầu tiên để ngăn chặn sự tiến triển của COPD.

  • Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm bronchodilators (thuốc giãn phế quản) và corticosteroids (corticoid).

  • Luyện tập thể dục vận động nhẹ nhàng có thể cải thiện sức khỏe của người bệnh. 

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe người bệnh
  • Đảm bảo dinh dưỡng cân đối, giữ ẩm cho phổi hay hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm là việc mà chúng ta đều cần quan tâm đến để giúp giữ gìn sức khỏe.

  • Đối với những ca bệnh nặng, bệnh nhân COPD cần máy hỗ trợ hô hấp như: máy tạo áp lực dương (CPAP) hoặc máy hỗ trợ hô hấp (BiPAP). Bệnh nhân phải dùng những loại máy thở này để duy trì luồng không khí ra vào phổi và giảm khó khăn khi thở.

Bệnh nhân COPD cần sự theo dõi sát sao từ bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường tiến triển chậm dần và không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu có liệu pháp điều trị thích hợp.

4. Những lưu ý cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nếu bạn hoặc ai đó mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn muốn ngừng hút thuốc hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế để tham khảo về các phương pháp cai thuốc lá.

  • Người bệnh phải uống thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. Hãy nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ tác dụng phụ nào hay bất cứ vấn đề bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.

  • Nhớ hỏi ý kiến với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu tập luyện một môn thể thao nào đó để đảm bảo rằng môn thể thao đó phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

  • Chế độ ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất là điều rất cần thiết để duy trì sức khỏe. Bạn hãy cố gắng giảm stress thông qua các phương pháp như thiền, yoga… 

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    Chế độ ăn cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Bạn hãy hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm, hóa chất, và các chất khác có thể kích thích phổi.

  • Mọi thay đổi về triệu chứng bệnh của bạn cần được báo với bác sĩ điều trị. 

  • Bên cạnh đó, hãy tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm để hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng của bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính.

Tuy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nếu bạn tuân thủ các liệu pháp điều trị. Hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ đem lại cho bạn thêm phần hiểu hơn về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ dược sĩ Upharma để được giải đáp hỗ trợ bạn nhé.