Chia sẻ kinh nghiệm cách chữa khóc dạ đề dân gian ở trẻ

Khóc dạ đề là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến nhiều bậc phụ huynh mệt mỏi và lo lắng. Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo một số cách chữa khóc dạ đề dân gian mà ông bà ta đã áp dụng từ xưa đến nay. Cùng dược sĩ Upharma tìm hiểu những mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh an toàn và dễ thực hiện nhất trong bài viết dưới đây.

1. Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ khóc liên tục khó dỗ và gặp chủ yếu là khóc về đêm. Khóc dạ đề thường sẽ xảy ra ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi sau sinh.

Mặc dù tình trạng này có thể gây căng thẳng và mệt mỏi cho cha mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này đa số không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ. Mỗi cơn khóc của trẻ thường không kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày và sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.

 

2. Các cách chữa khóc dạ đề dân gian

Khóc dạ đề là một hiện tượng gặp nhiều ở trẻ sơ sinh. Một số phương pháp dân gian có thể làm giảm bớt triệu chứng khóc dạ đề cha mẹ có thể tham khảo như sau:

2.1. Dùng lá trà xanh

Lá trà xanh là một trong những mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Cách chữa khóc dạ đề dân gian đầu tiên được nhắc nhiều đến là sử dụng lá trà xanh. Đối với trẻ sơ sinh, nước lá trà xanh vừa giúp làm dịu dạ dày, trị rôm sảy vừa hỗ trợ giấc ngủ. Nếu trẻ bị khóc dạ đề, mẹ có thể sử dụng lá trà xanh với cách làm như sau:

  • Mẹ hãy chọn dùng những lá trà xanh non, nhỏ và còn tươi.

  • Lá trà xanh mẹ đem rửa sạch sao cho loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn trên lá trà.

  • Tiếp theo, mẹ hãy giã nát lá trà và bọc bã lá trà đặt vào rốn của bé, dùng băng quấn lại. 

  • Bọc bã trà ở rốn bé trong khoảng 10 phút, mẹ có thể bỏ băng quấn ra. Các tinh chất trong bã trà xanh sẽ giúp bé thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn.

2.2. Dùng gừng tươi

Gừng tươi có tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa và làm giảm cảm giác khó chịu ở bụng giúp trẻ ngủ ngon hơn. Để giúp trẻ giảm khóc đêm bằng gừng tươi ta có thể tham khảo cách làm sau:

  • Mẹ chọn củ gừng tươi, thái lát mỏng.

  • Đặt lát gừng tươi lên bụng trẻ và buộc hai lát gừng xuống hai bàn chân. Hơi ấm từ gừng sẽ giúp trẻ ấm bụng, dễ ngủ hơn.

  • Cho con uống thêm một thìa nhỏ gừng tươi pha loãng. Mẹ nên làm cho trẻ uống mỗi ngày trong khoảng một tuần.

2.3. Dùng lá trầu không

Lá trầu không chữa khóc dạ đề là phương pháp dân gian được lưu truyền từ bao đời nay. Cách trị khóc dạ đề bằng loại lá này như sau:

  • Mẹ dùng lá trầu không tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng, để khô lá và hơ lá trên lửa.

  • Kiểm tra nhiệt độ bằng cách áp lá trầu không vào mặt trong cánh tay.

  • Khi lá trầu không còn ấm, mẹ hãy đem đắp lên rốn trẻ giúp làm ấm bụng cho con nhanh chóng vào giấc ngủ.

2.4. Dùng hạt sen

Cách sử dụng hạt sen trong chữa cách khóc dạ đề

Nếu trẻ quấy khóc về đêm kèm theo giật mình, khó ngủ lại mẹ có thể sử dụng hạt sen để hỗ trợ giấc ngủ của con. Cách trị khóc dạ đề dân gian bằng hạt sen như sau:

  • Mẹ đun sôi khoảng 20 hạt sen, để nguyên cả tâm sen với khoảng 500ml nước sạch.

  • Sau đó, mẹ hãy đun lửa liu riu cho đến khi hạt sen đã nhừ.

  • Cho trẻ uống vài thìa hạt sen mỗi ngày 2 lần, duy trì khoảng 3 – 5 ngày cho đến khi triệu chứng khóc dạ đề thuyên giảm.

2.5. Treo tỏi xua tà khí

Trẻ khóc nhiều về đêm nguyên nhân có thể do yếu tố tâm linh. Nếu các cách trên không có hiệu quả, mẹ có thể thử treo tỏi ở đầu giường và trên cửa sổ phòng trẻ. Theo ông bà ta quan niệm từ xưa, tỏi giúp xua đuổi tà ma giúp trẻ ngủ ngon hơn, tránh ma quỷ quấy rối.

 

3. Lưu ý khi áp dụng cách chữa khóc dạ đề dân gian cho trẻ sơ sinh

Khi áp dụng các cách chữa khóc dạ đề dân gian cho trẻ sơ sinh, có một số lưu ý quan trọng cần được tuân thủ để đảm bảo an toàn cho bé như sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa để đảm bảo rằng phương pháp điều trị đó phù hợp và không gây hại cho trẻ.

  • Theo dõi phản ứng của trẻ: Mỗi trẻ sơ sinh có thể có những phản ứng khác nhau với các liệu pháp điều trị. Hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu dị ứng của trẻ.

  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Một số nguyên liệu dân gian có thể chứa chất kích thích không phù hợp cho trẻ sơ sinh. Ví dụ  như caffeine trong lá trà xanh cũng là một chất không tốt cho các bạn nhỏ.

  • Giữ vệ sinh cho trẻ khi chuẩn bị áp dụng bất kỳ phương pháp nào: Khi chuẩn bị các phương pháp dân gian, mẹ cần chú ý đảm bảo tất cả nguyên liệu và dụng cụ đều sạch. Điều này giúp trẻ tránh bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng sức khoẻ.

  • Đảm bảo trẻ không bị nóng hoặc lạnh quá mức: Khi áp dụng các biện pháp như đắp lá hoặc massage, mẹ cần kiểm tra kỹ nhiệt độ. Hãy chắc chắn rằng trẻ không bị nóng hoặc lạnh quá mức vì điều này có thể làm trẻ khó chịu hơn.

Trẻ khóc đêm là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt

4. Trẻ sơ sinh khóc nhiều về đêm khi nào nên đến bác sĩ?

Khóc là một biểu hiện để chứng tỏ rằng bé đang khó chịu trong người

Trẻ sơ sinh khóc nhiều về đêm là một hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Những trường hợp này bao gồm:

  • Khóc dai dẳng hơn ba giờ mỗi ngày: Trẻ khóc liên tục nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày và thường xuyên khóc vào buổi tối. Đây có thể là do con bị mắc phải hội chứng colic hoặc dị ứng với protein sữa bò.

  • Khóc kèm theo biểu hiện bất thường: Trẻ khóc đêm và có các biểu hiện như: giật mình khi ngủ, ngủ ngáy, hoảng sợ hay khóc thét... Điều này có thể liên quan đến bệnh lý về hệ thần kinh hoặc các vấn đề tâm linh khác.

  • Các triệu chứng về đường tiêu hóa: Nếu trẻ khóc và có dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa thì cần thăm khám bác sĩ. Một số dấu hiệu đó là trẻ khóc dai dẳng kèm theo đau bụng, bú kém.

  • Có dấu hiệu của bệnh còi xương: Trẻ khóc nhiều về đêm kèm theo những dấu hiệu như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn trên. Đây là biểu hiện có khi trẻ bị còi xương. Nếu con xuất hiện những dấu hiệu trên mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Bài viết trên là những chia sẻ của dược sĩ Upharma về các cách chữa khóc dạ đề dân gian và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ cho bé yêu.