Giấc ngủ ảnh hưởng đến quá trình lão hóa như thế nào?

Lão hoá là sự suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể bạn. Khi bạn ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, các tế bào diễn ra quá trình tự sửa chữa và tái tạo. Hai quá trình này có tác động trái ngược đến cơ thể và ảnh hưởng đến nhau. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Upharma để biết sự ảnh hưởng của giấc ngủ đến quá trình lão hoá nhé!

1. Lão hóa là gì?

Lão hóa là quá trình tất yếu trong cuộc đời con người, diễn ra song song với sự phát triển cơ thể. Quá trình này đang âm thầm diễn ra và không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bạn. Các cơ quan trong cơ thể bạn cũng sẽ suy giảm chức năng vốn có của nó khi quá trình này diễn ra. Không chỉ vậy, sức đề kháng của cơ thể cũng bị suy yếu dần. Ở mỗi người, lão hóa sẽ diễn ra nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhất định, nó sẽ xảy ra ở từng cơ quan cụ thể.

  • Sự thay đổi về cấu trúc các bộ phận: các tế bào bị bào mòn theo thời gian, hoạt động kém hiệu quả hơn.

  • Sự suy giảm về chức năng các bộ phận: khả năng vận động giảm, cơ bắp yếu đi, hoạt động cơ bắp kém hiệu quả. Thị lực, thính lực, sự linh hoạt của bạn cũng dần thay đổi theo hướng đi xuống…

  • Giảm khả năng phục hồi: phục hồi sau chấn thương ở người trẻ tuổi thường khá nhanh, sau một chấn thương không quá nghiêm trọng thì chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống. Nhưng ở người già, chấn thương có thể khiến họ mất đi khả năng vận động vốn có, sự hồi phục các cơ quan dường như là rất chậm và rất ít. 

  • Sự thay đổi về hormone: giảm dần sản xuất hormone, như hormone tăng trưởng và hormone giới tính, có thể gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể và sức khỏe.

  • Bạn sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, bệnh Alzheimer và rất nhiều các bệnh tật khác khi cơ thể bắt đầu lão hoá.

    Lão hóa là quá trình tất yếu trong cuộc đời con người
    Lão hóa là quá trình tất yếu trong cuộc đời con người

2. Ảnh hưởng của giấc ngủ đến quá trình lão hóa

Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Một giấc ngủ chất lượng và đủ giấc là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là các ảnh hưởng của giấc ngủ đến quá trình lão hóa, bao gồm:

  • Tái tạo tế bào: Giấc ngủ là thời điểm cơ thể sử dụng để tái tạo tế bào, sửa chữa các tế bào bị tổn thương trong suốt ngày. Khi bạn ngủ đủ giấc, quá trình tái tạo này diễn ra một cách hiệu quả, giúp cơ thể duy trì sức kháng và tăng cường quá trình sửa chữa.

  • Sản xuất hormone tăng trưởng: Giấc ngủ là thời gian mà cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng (Growth Hormone), một loại hormone quan trọng có tác dụng trong quá trình tái tạo tế bào và phục hồi các cơ quan và mô. Sự thiếu ngủ có thể làm giảm sản xuất hormone tăng trưởng, gây ra sự suy giảm về khả năng tự sửa chữa.

  • Sự gia tăng stress oxy hóa:Thiếu ngủ là một nguyên nhân dẫn tới quá trình này. Stress oxy hóa diễn ra do sự gia tăng của các gốc tự do, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ góp phần cân bằng các gốc tự do trong cơ thể, giúp giảm stress oxy hóa và duy trì sức khỏe tốt hơn.

  • Sự suy giảm về tinh thần: Người thiếu ngủ thường có tâm trạng kém, thể hiện qua tình trạng thần kinh, lo âu, và sự căng thẳng. Sự suy giảm về tinh thần có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và góp phần vào quá trình lão hóa tinh thần.

  • Sự ảnh hưởng đến ngoại hình: Sự thiếu ngủ có thể gây ra sưng mắt, bọng mắt, nếp nhăn da, và làm trạng thái da trở nên xấu hơn, góp phần vào quá trình lão hóa ngoại hình.

  • Sức đề kháng yếu: Người thiếu ngủ có thể có sức kháng yếu, dẫn đến nguy cơ cao hơn mắc các bệnh tật và nhiễm khuẩn.

    Thiếu ngủ thúc đẩy quá trình lão hóa
    Thiếu ngủ thúc đẩy quá trình lão hóa

3. Làm thế nào để có 1 giấc ngủ chất lượng?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình lão hóa có thể chậm lại nếu như bạn thực hiện các bước để cải thiện giấc ngủ bằng cách cải thiện chất lượng và thay đổi thói quen ngủ lành mạnh.

  • Đảm bảo đủ giấc ngủ: người trưởng thành thường cần từ 7-9 giờ giấc ngủ mỗi đêm. Bạn hãy đảm bảo mình có đủ giấc ngủ hàng đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo.

  • Đi ngủ đúng giờ: Nếu muốn hạn chế nếp nhăn và làm chậm được tối đa lão hóa cơ thể, chúng ta nên cố gắng đi ngủ đúng giờ. Vì khi ngủ say, các tế bào chết và già cỗi trên da sẽ dần được đào thải và tái tạo những tế bào mới giàu sức sống hơn.

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Trước khi bắt đầu giấc ngủ, chúng ta nên cố gắng để phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái và nhiệt độ phòng phù hợp. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn và có những giấc ngủ sâu, ngon giấc hơn.

  • Hạn chế tiếp xúc với màn hình: Tránh sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng, hoặc máy tính trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormone melatonin, gây trở ngại cho việc ngủ.

    Tiếp xúc với màn hình trước khi ngủ
    Tiếp xúc với ánh sang màn hình làm khó ngủ
  • Tránh ăn đồ ăn nhanh trước khi đi ngủ: đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ, cafein hoặc đường.

  • Tập thể dục đều đặn: bạn nên tập thể dục đều đặn để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế việc tập thể dục trước giờ đi ngủ, vì nó có thể kích thích cơ thể.

  • Giữ tinh thần thoải mái: bạn cảm thấy vui vẻ thoải mái thì giấc ngủ của bạn sẽ chất lượng hơn, ngủ ngon hơn và sâu hơn.

  • Bạn cũng nên tránh tiếng ồn và căng thẳng để hệ thần kinh của bạn ít bị kích thích nhất.

Một giấc ngủ chất lượng và đều đặn có thể làm chậm quá trình lão hoá. Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ hãy liên hệ ngay với dược sĩ Upharma để được tư vấn tốt nhất nhé!