Hỏi đáp: Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?

Không chỉ thiếu ẩm, mất nước mà nguyên nhân sâu xa gây nứt gót chân là do thiếu chất, vitamin. Vậy cụ thể, bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Mọi người hãy cùng Upharma tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp.

1. Những bất tiện khi bị nứt gót chân

Nứt gót chân là tình trạng lớp da ở khu vực gót chân dày, thô ráp, xuất hiện các vết nứt nông – sâu khác nhau. Thông thường, những người bị nứt gót chân nông không thấy đau. Nhưng với vết nét to, sâu khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn mỗi khi di chuyển. Thậm chí gây ra chảy máu. Vì thế, nhiều người cảm thấy e ngại khi giao tiếp với mọi người.

Nếu để bệnh kéo dài, không chữa trị, bệnh nhân rất dễ bị biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng

  • Ở gót chân không còn cảm giác gì

  • Viêm mô tế bào  

  • Bàn gót chân bị lở loét.

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì
Nứt gót chân gây biến chứng nguy hiểm

2. Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?

Nguyên nhân khiến nhiều người bị nứt gót chân có rất nhiều. Chẳng hạn như cơ thể thiếu nước, đi giày dép không vừa, đứng quá lâu, đi chân trần thường xuyên… Ngoài ra, tình trạng này còn báo hiệu cơ thể đang thiếu nhiều dưỡng chất. Cụ thể là:

2.1. Thiếu vitamin E

Hầu hết người bệnh bị nứt gót chân thường bị thiếu vitamin E. Đây là chất chống oxy hóa có nhiệm vụ bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi những tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng ngăn chặn cục máu đông hình thành, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin E sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị phá hủy, suy yếu dần, gây ra mất nước nhanh. Từ đó, người bệnh dễ gặp phải tình trạng da khô, vùng gót chân bị nứt nẻ. Không chỉ dừng lại ở đó, thiếu chất này còn khiến da xỉn màu, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Ngoài biểu hiện trên, bệnh nhân thường xuyên ngứa, thị lực kém, cơ bắp bị suy nhược thì khả năng thiếu vitamin E rất cao. Vì thế, mọi người cần bổ sung vitamin E ngay để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Tùy vào từng độ tuổi mà nhu cầu vitamin E của mỗi người là khác nhau. Đối với người từ 14 tuổi trở đi nên nạp khoảng 15mg/ngày. Các thực phẩm rất giàu vitamin E có thể kể tới như: Ngũ cốc nguyên hạt, kiwi, dầu thực vật, cá béo, lòng đỏ trứng… Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm hoặc có thể sử dụng thêm sản phẩm vitamin E để bổ sung vitamin E đầy đủ.

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì
Bị nứt gót chân do thiếu vitamin E

2.2. Thiếu vitamin C

Nếu bạn đang thắc mắc bị nứt gót chân là thiếu chất gì thì câu trả lời là thiếu vitamin C. Bởi vitamin C có chức năng tổng hợp collagen, vitamin hình thành mạch máu, sụn... Hơn nữa, chất này còn có vai trò giúp cơ thể có thể hấp thụ sắt hiệu quả.

Khi cơ thể nạp vitamin C đầy đủ sẽ giúp da nhanh lành, duy trì được độ đàn hồi tốt. Ngược lại, nếu thiếu chất này, da dễ bị khô, nứt nẻ. Da ở vùng gót chân cũng không ngoại lệ.

Người thiếu vitamin C còn có thêm nhiều biểu hiện khác như vết thương lâu lành, cơ thể dễ bầm tím, thiếu máu… Hơn nữa, một số người còn có triệu chứng rụng tóc, cơ thể mệt mỏi.   

Ngoài ổi, cam, các thực phẩm sau cũng chứa hàm lượng vitamin C lớn: súp lơ trắng, cà chua, khoai tây, quả kiwi…. Mọi người lưu lại để có chế độ dinh dưỡng khoa học.

2.3. Thiếu vitamin B3

Vitamin B3 (tên hóa học Niacin) là một trong những chất rất quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Loại vitamin này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ chữa tiểu đường, giúp làn da, tim mạch… luôn được khỏe mạnh.

Nếu thiếu hụt chất này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng mất trí nhớ, viêm da, bệnh pellagra. Thông thường, bệnh nhân bị pellagra thường có biểu hiện nứt ở gót chân. Một số người bị viêm da xuất hiện ở trên bàn tay, môi, cổ…Vì thế, thiếu vitamin B3 cũng là câu trả lời cho câu hỏi “bị nứt gót chân là thiếu chất gì?”.

Tương tự như vitamin E, C, mỗi người bổ sung lượng vitamin B3 cần thiết khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính. Với nam giới cần 16mg, nữ cần 14mg, phụ nữ có thai nên cần 18mg vitamin B3/ngày. Để đáp ứng được lượng này, bạn có thể bổ sung vitamin B3 qua thực phẩm chức năng, các thực phẩm giàu chất này. Chẳng hạn như cá hồi, đậu phộng, ngũ cốc, thịt bò…

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì
Thiếu vitamin B3 gây nứt gót chân

3. Một số lưu ý để chữa lành nứt gót chân nhanh nhất

Ngoài nạp các chất vitamin B3, C, E, bạn cũng nên chú ý những điều sau để cải thiện tình trạng nứt gót chân. Hơn nữa, nếu bạn áp dụng cách này thường xuyên còn giúp đôi chân mềm mại, khỏe mạnh hơn.

  • Dưỡng ẩm cho gót chân 2 – 3 lần/ngày bằng dầu oliu, tinh dầu dừa… Những sản phẩm này rất giàu vitamin A, acid phenolic… giúp giữ ẩm, làm mềm da, cải thiện được tình trạng nứt nẻ, khô da hiệu quả. Sau khi bôi tinh dầu, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở phần gót chân để các tinh chất thẩm thấm nhanh chóng. Cuối cùng rửa sạch chân với nước ấm, bôi kem dưỡng ẩm.

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì
Dưỡng ẩm gót chân
  • Mang giày dép phù hợp vừa vặn với chân. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng giày cũ mòn, loại dép xỏ ngón.  

  • Vệ sinh bàn, gót chân thường xuyên để giúp cho đôi chân luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập.

  • Tẩy tế bào chết trên bàn chân định kỳ nhằm loại bỏ lớp sừng, giúp chân khỏe, hạn chế tình trạng nứt nẻ. 

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì
Tẩy tế bào chết cho bàn chân
  • Băng lại gót chân để ngăn chặn các bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt, từ đó phòng ngừa nhiễm trùng. Đồng thời, cách này sẽ tạo ra hàng rào bảo vệ, giúp thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Như vậy với thông tin giải đáp trên đây, mọi người chắc hẳn đã biết được bị nứt gót chân là thiếu chất gì. Các bạn nên bổ sung các chất đầy đủ, vệ sinh và chăm sóc chân thường xuyên để có đôi chân mềm mại. Đồng thời, hạn chế được tình trạng nứt nẻ gót chân. Các bạn đừng quên truy cập trang Upharma để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích nhé.