Thành phần
- Hoạt chất: Calci lactat gluconat 2940 mg và Calci carbonat 300 mg, tương đương với Calci 500 mg.
- Tá dược: lactose khan, saccharose, acid citric khan, natri hydrocarbonat, natri carbonat khan, natri saccharin, PEG 6000, hương vị cam.
Chỉ định
- Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, người có tuổi, người hút thuốc lá, nghiện rượu và các đối tượng có nguy cơ cao như: dùng corticoid kéo dài, sau chấn thương hoặc thời gian dài nằm bất động.
- Điều trị các bệnh còi xương, nhuyễn xương, mất xương cấp và mạn, bệnh Sheuermann.
- Bổ sung calci hàng ngày cho sự tăng trưởng hệ xương, răng của trẻ em, thanh thiếu niên, tuổi dậy thì.
- Bổ sung calci cho phụ nữ có thai, cho con bú, phòng ngừa các biến chứngdo thiếu Calci cấp và mạn.
- Bổ sung calci trong các trường hợp thiếu hụt do ăn kiêng, điều trị gãy xương, các bệnh tật khác (bệnh mắt, dị ứng, bệnh đường ruột lâu ngày, bệnh tetani mạn tính...).
Chống chỉ định
Thuốc Calcium Hasan chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Những bệnh kèm theo hội chứng tăng calci trong máu (như ở người cường cận giáp, quá liều do vitamin D, u ác tính tiêu xương…), tăng calci niệu nặng, sỏi thận, sỏi niệu, suy thận nặng, loãng xương do bất động, digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
- Rung thất trong hồi sức tim.
- Người bệnh đang dùng thuốc khác chứa calci.
Liều dùng
* Cách dùng: Hòa tan viên sủi trong một ly nước, nên uống ngay sau khi hoà tan. Nên uống trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
* Liều lượng:
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 2 viên nén sủi bọt/ngày.
- Trẻ em6-10 tuổi: 1 vién nén sủi bọt/ngày.
- Trẻ em 3-6 tuổi: nên dùng dang bào chế khác thích hợp hơn.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Calcium Hasan, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rất hiếm xảy ra các rối loạn tiêu hóa nhẹ (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và ợ chua).
Hiếm gặp tăng calci niệu, tăng calci huyết trong trường hợp dùng liều cao lâu ngày.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Dược lý
Dược lực học
Ion calci rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: Kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và làm đông máu. Ion calci còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormon.
Trên hệ tim mạch: Ion calci rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim, đặc biệt qua nút nhĩ thất.
Trên hệ thần kinh cơ: lon calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ.
Dược động học
Hấp thu
Calci được hấp thu chủ yếu qua ruột non nhờ cơ chế vận chuyển tích cực và khuếch tán thụ động.
Khoảng 1/3 lượng calci được hấp thu mặc dù tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống và tình trạng ruột non. Vitamin D giúp làm tăng khả năng hấp thu calci.
Phân bố và chuyển hóa
99% lượng calci trong cơ thể được tập trung trong xương và răng, 1% còn lại được phân bố trong dịch nội bào và ngoại bào.
Khoảng 50% nồng độ calci trong huyết tương ở dạng ion hóa có hoạt tính sinh lý; khoảng 5% tạo thành phức hợp với phosphat, citrat hoặc anion khác và 45% còn lại được liên kết với protein, chủ yếu là albumin.
Thải trừ
Lượng ion calci được thải qua nước tiểu phụ thuộc vào độ lọc cầu thận và tái hấp thu ống thận, hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Lưu ý
Thận trọng khi sử dụng
Lưu ý đến lượng đường trong viên thuốc khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
Những bệnh nhân có khả năng bị sỏi calci niệu nên uống nhiều nước khi sử dụng thuốc.
Sử dụng quá nhiều muối calci có thể dẫn đến tình trạng tăng calci huyết.
Cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh. Đặc biệt trong các bệnh: Rối loạn hệ miễn dịch (sarcoidosis), suy chức năng thận, tiền sử sỏi thận, bệnh tim.
Cần theo dõi nồng độ calci trong máu và trong nước tiểu ở bệnh nhân suy thận, tiền sử sỏi thận... hoặc đang sử dụng vitamin D nếu điều trị lâu dài trên những bệnh nhân này. Kiểm soát chặt chẽ sự thải trừ calci niệu phải được tiếp tục trong trường hợp tăng nhẹ calci niệu (vượt quá 7,5 mmol/24 giờ ở người lớn hoặc 0,12 – 0,15 mmol/kg/24 giờ ở trẻ em) hoặc suy thận hoặc có bằng chứng hình thành sỏi đường niệu. Nếu cần thiết nên giảm liều hoặc ngừng uống calci.
Thời kỳ mang thai và cho con bú
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu hàng ngày đã được khuyến cáo (liều RDA).
Chỉ nên dùng thuốc để bổ sung thêm calci nếu khẩu phần ăn không đủ.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Những thuốc sau đây ức chế thái trừ calci qua thận:
Các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu democlocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycosid tim.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phylat, oxalat làm giảm hấp thụ calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thụ.
Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết. Thuốc lợi niệu thiazid làm tăng nồng độ calci huyết.
Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.